Trong những năm qua, dân chủ, nhân quyền luôn là một trong những vấn đề được các thế lực thù địch lợi dụng để gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Việt Nam. Sự chống phá diễn ra cả ở trong và ngoài nước với nhiều bộ mặt. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do dân chủ nhưng kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng những quyền này để chống phá, gây mất ổn định.
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2013) đã dành chương II với 36 điều hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Pháp luật Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe… không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Liên hợp quốc đã xác nhận: Việt Nam đứng thứ hai trong khối châu Á - Thái Bình Dương và thứ chín trên 135 nước về tỷ lệ phụ nữ làm việc trong Chính phủ. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp quốc về quyền con người như: Công ước về Quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc v.v…
Những thành quả và quan điểm của Việt Nam về dân chủ, nhân quyền là rất rõ ràng, đúng đắn. Thế nhưng trên một số trang mạng vẫn có những cá nhân, tổ chức tán phát bài viết xuyên tạc, bác bỏ, cố tình phủ nhận những thực tế về dân chủ, nhân quyền và những thành quả về thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phần nào làm thay đổi nhận thức, cách nhìn về bức tranh tổng thể khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu và mở rộng. Họ phủ nhận tất cả, từ những nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, một số người tự xưng mình là những người có “sứ mệnh” - những người “trung thành“ với Đảng, đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”. Vậy thực chất quan điểm chính trị của họ là gì? Họ thường xuyên đăng tải những thông tin sai trái, thù địch, bịa đặt lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” nhằm nói xấu chế độ, chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc và chống phá đường lối lãnh đạo của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, việc bày tỏ tự do ngôn luận càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, thông tin trên các trang mạng thật - giả lẫn lộn, tốt - xấu khó lường, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn tùy tiện, sai sự thật, nhằm lôi kéo ...Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới”. Đó là nội dung chính của Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (Tuyên ngôn thế giới về quyền con người), được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết 271A (III), ngày 10-12-1948. Hơn 70 năm tồn tại, Tuyên ngôn vẫn còn nguyên giá trị, được đánh giá là bản tuyên ngôn có ý nghĩa nhân văn cao cả, đã, đang và sẽ còn là mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân loại. Với mỗi quốc gia, dân tộc, việc kế thừa, phát triển, vận dụng, tuân thủ các giá trị của Tuyên ngôn có sự khác nhau nhất định, do chi phối bởi đặc thù về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,... Nhưng có một điểm chung bắt buộc là, các quyền tự do ấy, phải trong khuôn khổ pháp luật, như chính Điều 29 và 30 của Tuyên ngôn quy định.
Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do ngôn luận, trong thời kỳ đổi mới, phù hợp với các Hiến pháp năm 1992 và năm 2013, các văn kiện của Đảng, Nhà nước đều khẳng định và hiện thực hóa quyền tự do ngôn luận của công dân.
Có thể hiểu rằng, tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến của mình bàn bạc một công việc chung; là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội. Nhưng một bộ phận người dân đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để lôi kéo và đưa ra những phát ngôn sai lệch cũng như dùng nó để thóa mạ, mạc sát người và phát ngôn tùy tiện. Họ cho rằng mình đang đại diện cho chính nghĩa và công lí. Xin thưa rằng không có chính nghĩa và công lí nào lại đi chửi bới và thóa mạ, mạc sát người khác. Nói đến đây, chúng ta nhớ ngay đến sự việc bà Nguyễn Phương Hằng người đã tự cho mình là đại diện cho chính nghĩa công lí và công bằng xã hội để cho mình cái quyền đi thóa mạ, mạc sát thậm chí chửi rủa ra rả suốt gần một năm qua. Từ thóa mạ cá nhân rồi đến thóa mạ, xuyên tạc nói xâu, sai sự thật về nhà nước, chính quyền,… Hành động như thế có thể nói đã quá lạm dụng quyền tự do ngôn luận để phục vụ cho những những múc đích không đúng đắn của cá nhân./.
Q.N