Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều giảm mạnh… Tương tự, đối với thị trường Liên minh Châu Âu (EU) cũng đã giảm tới 60%, các đơn hàng mới hiện rất ít, mặt dù hiện đang là thời điểm các doanh nghiệp của EU ký kết các đơn hàng.
Để tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp ngành gỗ đã và đang đề xuất các Bộ, ngành liên quan thúc đẩy mở rộng thị trường, khuyến khích đầu tư, nhất là tìm kiếm các cơ hội đầu tư, phát triển các mặt hàng gỗ có tính cạnh tranh cao. Trước mắt tập trung vào 3 thị trường chính gồm: Mỹ, Anh và Liên minh Châu Âu và thị trường Đông Bắc Á…
“Thực tế hiện nay, chỉ một số ít doanh nghiệp làm tốt thị trường thì nhà máy mở cửa hoạt động, “đỏ đèn”, còn lại hầu hết doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Dự báo, kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp ngành gỗ còn sụt giảm mạnh, nhất là những doanh nghiệp nội địa, đây là khó khăn phải khẩn trương giải quyết. Trước măt, phải tìm mọi cách để xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm doanh nghiệp ngành gỗ ra thị trường thế giới mà trọng tâm là thị trường Mỹ, Châu Âu và Đông bắc Á”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết./.
Minh Long/VOV1