Sau 37 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Trải qua lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam trân trọng giá trị thiêng liêng của các quyền con người.
Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam “đã trở thành một nước độc lập”. Kể từ thời điểm đó đến nay, dù phải trải qua chiến tranh, mọi người dân Việt Nam luôn được bảo đảm việc thụ hưởng ngày càng toàn diện và đầy đủ các quyền con người.
Các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và đặc biệt là Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) đã thừa nhận và bảo đảm đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với luật pháp quốc tế. Đồng thời khẳng định rõ Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, có trách nhiệm bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân.
Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu và động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội và luôn nhất quán trong việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người. Qua thực tiễn, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hiểu rõ quyền con người gắn với độc lập, hòa bình, dân chủ và phát triển. Việc duy trì một môi trường hòa bình, ổn định từ khi đất nước thống nhất năm 1975 đến nay là một thành tựu to lớn và cũng là nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ và thực hiện các quyền con người ở Việt Nam. Trong công cuộc Đổi mới, những điều chỉnh vĩ mô và các chương trình kinh tế xã hội được chú trọng nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Những kết quả này đã tạo tiền đề cần thiết cho việc thực hiện các quyền của người dân trên mọi lĩnh vực.
Nhà nước Việt Nam nỗ lực xây dựng và kiện toàn các thiết chế đảm bảo quyền con người trên thực tế. Việt Nam luôn ủng hộ hoạt động của Hội đồng nhân quyền (HĐNQ) và hợp tác đầy đủ với các cơ chế nhân quyền Liên Hợp quốc. Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình thảo luận nhằm thành lập cơ chế nhân quyền khu vực ASEAN, tham gia nhiều hội nghị nhân quyền quốc tế và khu vực khác.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về thúc đẩy quyền con người, quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền tự quyết định vận mệnh của mình, quyền bầu cử, ứng cử... là những quyền cơ bản nhất của con người. Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng việc bảo đảm cho mọi người dân quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện do họ lựa chọn. Có thể nói, những thành tựu đạt được trong việc đảm bảo nhân quyền cho người dân là sự thể hiện cam kết mạnh mẽ và nỗ lực không ngừng của Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn. Đây là tiền đề quan trọng để Việt Nam tiếp tục phấn đấu đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân.
Tuy vậy, các thế lực thù địch vẫn cố tình phủ nhận thành tựu, kết quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được, phản động, cơ hội chính trị ở trong nước và ở nước ngoài cố tình xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, ra sức chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”. Bằng việc ra bản phúc trình hằng năm về nhân quyền. Tham dự vào lực lượng này còn có những người theo các trào lưu tư tưởng và đường lối chính trị trái ngược với giá trị của chủ nghĩa xã hội tại các nước phương Tây và những người cơ hội chủ nghĩa, suy thoái về tư tưởng, chính trị tại Việt Nam. Đây thực chất là những đối tượng “giấu mặt” đóng vai phái giữa” nên có sức nguy hại rất lớn, vì họ “đánh từ trong đánh ra” theo kiểu người của ta”, gián tiếp thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hòng làm chệch hướng” nền tảng tư tưởng của Đảng ngay từ trong nội bộ. Những chiêu trò này vốn không mới nhưng được sử dụng ngày một tinh vi, thâm hiểm. Tất cả đều nhằm một mục đích là thực hiện mưu đồ can thiệp và phá hoại an ninh chính trị của Việt Nam. Những chiêu trò này hoàn toàn mang mục đích phá hoại, phi lý và không thể chấp nhận được. cần được nhận diện và lên án.
Thực tế cho thấy, Việt Nam chủ động, tích cực đóng góp vào việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trên thế giới và được cộng đồng thế giới ghi nhận. Trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá, vu cáo, phủ nhận thành quả dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, để tăng cường phản bác một cách hệ thống, có lý lẽ cả về lý luận và thực tiễn, trước hết cần xem xét, nhận diện, đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện âm mưu, thủ đoạn và xác định rõ bản chất của các luận điệu xuyên tạc, nền tảng, mục tiêu, phương thức, chủ trương, công cụ chống phá của các thế lực thù địch.
Vạch rõ tính hạn chế và mâu thuẫn của các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Các luận điệu từ phía các tổ chức quốc tế và một số nước phương Tây xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng điều ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, không phản ánh đúng thực tế khách quan về tình hình nhân quyền của Việt Nam.
Rõ ràng những thành tựu trong đảm bảo quyền con người trong thời gian qua đã được Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Những thành tựu đó không những khẳng định tính đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam, mà còn là minh chứng sinh động, vạch trần tính giả dối, thiếu trung thực nhằm phục vụ mưu đồ phá hoại của những cái gọi là Báo cáo, phúc trình hay là những chiêu trò kích động của các tổ chức đội lốt nhân quyền./.
MQ