Trả lời: Theo Hướng dẫn số 56/HD-TLĐ, ngày 28/4/2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công tác nhân sự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 cần tuân thủ một số nội dung sau:
Thứ nhất, về thành lập Tiểu ban nhân sự và xây dựng đề án nhân sự
Ban thường vụ công đoàn quyết định thành lập tiểu ban nhân sự từ 5-7 đồng chí (không quá 50% số lượng ủy viên ban thường vụ đương nhiệm) gồm: Chủ tịch, các phó chủ tịch, đồng chí trưởng ban tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (nếu đơn vị có cơ cấu bộ máy ghép ban tổ chức - kiểm tra thì thành phần gồm đồng chí phụ trách công tác tổ chức cán bộ và đồng chí phụ trách công tác kiểm tra), uỷ viên ban thường vụ khác (nếu cần thiết). Tiểu ban nhân sự do đồng chí chủ tịch làm trưởng tiểu ban, đồng chí lãnh đạo ban tham mưu về công tác tổ chức cán bộ làm ủy viên thường trực tiểu ban. Ban Công đoàn Quốc phòng và Công đoàn Công an nhân dân xem xét, quyết định thành lập tiểu ban nhân sự phù hợp với đặc điểm, tình hình của ngành và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.
Nhiệm vụ chủ yếu của tiểu ban nhân sự thực hiện theo Điểm III.1.2 Kế hoạch số 179/KH-TLĐ, ngày 03/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tập trung vào các nhiệm vụ: (1) Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng để án nhân sự và kế hoạch triển khai việc giới thiệu nhân sự tham gia bạn chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra nhiệm kỳ 2023-2028; đề án nhân sự tham gia đoàn đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII và kế hoạch phân bổ đại biểu dự đại hội cấp mình nhiệm kỳ 2023-2028. (2) Tham mưu cho ban thường vụ công đoàn cùng cấp quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nguyên tắc, quy chế và kế hoạch làm việc của tiểu ban nhân sự và tô giúp việc (nếu có). (3) Xây dựng kế hoạch làm việc với các cấp ủy, cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự, chỉ đạo tiến hành khảo sát nhân sự nếu thấy cần thiết (thành phần, nội dung, đối tượng và cách thức khảo sát do tiểu ban nhân sự quyết định phù hợp với tình hình, yêu cầu cụ thể). (4) Thực hiện một số nhiệm vụ liên quan khác do ban thường vụ công đoàn cùng cấp giao.
Thứ hai, xây dựng đề án nhân sự
Tổng kết công tác nhân sự nhiệm kỳ 2018-2023, tập trung đánh giá bối cảnh, tình hình, kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra biện pháp khắc phục trong nhiệm kỳ tới.
Quá trình xây dựng Đề án nhân sự cần quán triệt quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng và các quy định, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn; dự báo bối cảnh, tình hình, xác định rõ yêu cầu nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2023-2028 và những năm tiếp theo. Bám sát quy định của Đảng và của Tổng Liên đoàn, trên cơ sở nguồn cán bộ (tái cử và quy hoạch); xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng ủy viên ban chấp hành đổi với từng địa bàn, lĩnh vực công tác quan trọng theo phương châm: Coi trọng chất lượng ban chấp hành, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, đủ năng lực đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn và không nhất thiết tất cả các đơn vị trực thuộc phải có người tham gia ban chấp hành.
Việc xây dựng đề án nhân sự cần phải được thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng, phát huy trí tuệ và tạo sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trong tập thể bạn chấp hành, ban thường vụ. Chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin không chính thức, thông tin giả, xấu, độc, bịa đặt, xuyên tạc trên Internet, mạng xã hội... liên quan đến nhân sự và công tác chuẩn bị nhân sự.
Ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương cụ thể hóa, hướng dẫn công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cấp cơ sở thực hiện quy định cho phù hợp với đặc điểm, tình hình và yêu cầu cụ thể của từng địa phương, đơn vị./.
Quang Minh