Câu hỏi: Đối ngoại đa phương là một định hướng chiến lược quan trọng góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước. Xin cho biết định hướng đối ngoại đa phương của Việt Nam trong thời gian tới.
Trả lời:
Ngày 22/1/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị Tổng kết hai năm Việt Nam đảm nhận cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 do Bộ Ngoại giao tổ chức. Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh, đối ngoại nói chung, ngoại giao đa phương nói riêng cần bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, coi đối ngoại đa phương là một định hướng chiến lược quan trọng. Kiên định đường lối đối ngoại theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư; xây dựng và triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về đối ngoại đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng đã nhấn mạnh một số nhiệm vụ chính với mục tiêu tiếp tục xây dựng trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, “mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tuỳ cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”. Theo đó, trong thời gian tới ngoại giao Việt Nam nói chung và đối ngoại đa phương nói riêng cần tập trung vào các nội dung:
Một là, triển khai toàn diện, đồng bộ các hoạt động đối ngoại đa phương trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, môi trường, giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ,…, nhất là thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết các vấn đề toàn cầu như an ninh phi truyền thống, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh biển, an ninh con người,…. Tiếp tục nỗ lực phát huy vai trò, đóng góp, lồng ghép, phát huy các ưu tiên, sáng kiến của ta tại các diễn đàn đa phương, tăng cường sự tham gia, đóng góp tích cực của Việt Nam trong quản trị toàn cầu và khu vực.
Hai là, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hòa giải, tham gia định hình luật chơi tại các diễn đàn đa phương phù hợp với điều kiện cho phép, thông qua việc đăng cai các hội nghị quốc tế lớn, ứng cử và đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế; chủ động đề xuất các sáng kiến, tạo dấu ấn tích cực, nâng cao vị thế và giá trị Việt Nam trong quan hệ với các nước; thể hiện thực chất là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.Ba là, tận dụng hiệu quả vị thế, uy tín đất nước đã có, tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ song phương với các nước, các tổ chức quốc tế; tận dụng tối đa các cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, công nghệ với các nước, nhất là các nước lớn trong bối cảnh covid-19 cũng như nhìn xa hơn trong giai đoạn sau đại dịch. Các hoạt động đối ngoại cần được triển khai trên cơ sở "tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, lắng nghe, hợp tác, hiệu quả và cùng phát triển", tạo cơ sở tranh thủ nguồn lực quốc tế, góp phần thực hiện khát vọng phát triển bền vững đất nước, trước mắt ưu tiên cho tiếp cận, triển khai chiến lược vaccine và thuốc đặc trị covid-19, tư vấn chính sách và hỗ trợ phục hồi sau đại dịch, t chung trong triển khai công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.
Năm là, chú trọng công tác cán bộ với tinh thần "cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Phải có phương án tăng cường nhân
riển khai ngoại giao khí hậu, ngoại giao y tế, ngoại giao năng lượng, ngoại giao số,…
Bốn là, tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương, tiếp tục xây dựng cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực. Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đại hội XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, chủ động xây dựng các kế hoạch để tăng cường sự tham gia của các bộ, ngành vào các cơ chế đa phương. Hệ thống các cơ quan đối ngoại, các cơ chế phối hợp cùng cần tiếp tục rà soát, kiện toàn để nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp xử lý các nhiệm vụ
lực, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật; chú trọng các phương án tăng cường đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực đẳng cấp quốc tế. Giữ vững và vận dụng sáng tạo 5 nguyên tắc hoạt động của Đảng.
Sáu là, phải kiên trì, kiên định, kiên quyết, kiên nhẫn giữ vững bản lĩnh và những vấn đề có tính nguyên tắc.
Phương Dung
(Theo: baochinhphu.vn)