Chỉ 20 – 25% lưu lượng hàng hoá thông quan
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Việc Trung Quốc áp dụng mạnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đang khiến các doanh nghiệp xuất hàng nông sản, hàng tươi của Việt Nam lao đao; đồng thời xảy ra nguy cơ đứt gẫy chuỗi cung ứng của một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Nhiều ngày qua, tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc đã xảy ra tình trạng ùn tắc lớn lượng lớn hàng hóa chờ xuất khẩu, có những lái xe “nằm chờ” 20 ngày vẫn chưa được thông quan.
Trong khi đó, nhiều phương tiện chở hàng vẫn di chuyển lên khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn. Theo thống kê, đến ngày 21/12, tại các cửa khẩu có khoảng 6.200 xe chở hàng chờ thông quan, kéo theo khoảng 12.000 người (gồm lái xe chính và lái xe phụ) tập trung tại các khu vực cửa khẩu. Do cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh hiện đã tạm dừng thông quan nên năng lực thông quan hàng hóa ở Lạng Sơn chỉ khoảng 100 xe/ngày tại cửa khẩu Hữu Nghị.
“Lượng hàng thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 300-400 xe/ngày song lượng hàng hóa từ nội địa vẫn tiếp tục dồn lên với số lượng rất lớn, trong khi năng lực bến bãi tại đây lại có hạn. Các mặt hàng tồn đọng chủ yếu là mít, thanh long, dưa hấu, chuối xanh, xoài, ván bóc, linh kiện điện tử và tinh bột sắn”, ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết.
Tại Quảng Ninh, ông Trần Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh cho rằng, một phần xảy ra tình trạng ùn ứ, ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu là do các doanh nghiệp chuyển hướng đến Móng Cái làm thủ tục. Hiện, phía Trung Hàng nghìn container “nằm chờ” thông quan nhiều tuần qua. Quốc chỉ làm thủ tục thông quan được từ 25 - 30 xe/ngày, trong khi lưu lượng xe tồn đọng hàng ngày trung bình khoảng 120 xe, có ngày lên tới 150 xe.
“Trong lúc này, nhóm doanh nghiệp vận tải đề nghị phải thông báo khẩn trương qua các kênh chính quyền cho doanh nghiệp trên địa bàn không đưa hàng lên biên giới nữa vì giờ lên không được, về không xong; tăng cường tuyên truyền dân ủng hộ trái cây ‘hồi hương’ và trái cây nội dịp Tết sắp tới; sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền trong việc tạo điều kiện mở rộng các kênh phân phối tiêu thụ hàng nông sản; tăng cường chế biến, xuất khẩu sang thị trường khác”, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết.
Khẩn trương đàm phán để “cứu” doanh nghiệp
Ông Vi Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết: Các cơ quan tỉnh Lạng Sơn đã đề xuất với lãnh đạo tỉnh giảm các loại chi phí kho, bãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu; làm việc với các doanh nghiệp logistics để trao đổi về việc giảm chi phí. Tỉnh Lạng Sơn cũng đang xây dựng Khu trung chuyển hàng hóa rộng 150 ha để giảm áp lực cho lượng xe đổ về. “Các doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng hóa lên cửa khẩu khi đã ký hợp đồng mua bán với đối tác Trung Quốc để tránh các thiệt hại đáng tiếc”, đại diện Tổng cục Hải quan nhấn mạnh.
Trước tình hình trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Trần Thanh Nam cho biết: Trước mắt, Bộ chỉ đạo tổ chức sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các hộ sản xuất nông sản về các tiêu chuẩn, quy định của nước nhập khẩu; tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm không đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp; đồng thời rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho vụ sản xuất tiếp theo.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng nhấn mạnh, việc quy định về số lượng xe lên cửa khẩu mỗi ngày là không khả thi vào thời điểm này. Bởi nông sản có tính mùa vụ và có thời gian bảo quản cố định. Bên cạnh đó, mỗi đơn vị sản xuất, kinh doanh đã ký hợp đồng với phía Trung Quốc, 263.182 là tổng số doanh nghiệp đã dùng hóa đơn điện tử sau 1 tháng triển khai đến nay, chiếm 71% tổng số doanh nghiệp. trong đó có quy định cụ thể về thời gian giao, nhận hàng tại cửa khẩu.
Về phía ngành Hải quan, ông Âu Anh Tuấn kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục, thường xuyên đàm phán với Hải quan Trung Quốc về việc ký kết Nghị định thư - giảm tỷ lệ kiểm tra kiểm dịch, xây dựng cơ chế để kiểm tra nhanh và thống nhất cơ chế giám sát an toàn thực phẩm theo lô; đàm phán mở cửa thị trường về mặt kỹ thuật với các cơ quan hữu quan phía Trung Quốc nhằm mở rộng danh mục sản phẩm nông sản, thủy sản cũng như bổ sung danh sách doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao đàm phán, trao đổi với cơ quan chức năng phía Trung Quốc đảm bảo việc thực hiện theo đúng Hiệp định thương mại biên giới giữa hai nước đã ký kết để hoạt động thương mại biên giới phát triển lành mạnh, liên tục và ổn định. Khi có thay đổi về chính sách đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cần thông báo trước ít nhất 10 ngày trước khi áp dụng để phía Việt Nam có thời gian chuẩn bị.
Theo Báo Tin tức