Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 74/2020/TT-BTC quy định mức thu, nộp phí sử dụng đường bộ. Theo đó, từ hôm nay 10/8 đến hết ngày 31/12/2020, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách (xe ô tô chở người, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng) nộp phí bằng 70% mức thu quy định tại điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4, điểm 5 Mục 1 Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 293/2016/TT-BTC.
Xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo nộp phí bằng 90% mức thu quy định tại điểm 2, điểm 3, điểm 4, điểm 5, điểm 6, điểm 7, điểm 8 Mục 1 Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 293/2016/TT-BTC.
Chính thức giảm 10-30% phí sử dụng đường bộ cho ô tô kinh doanh vận tải |
Trong thời gian có hiệu lực của Thông tư này, không nộp phí sử dụng đường bộ theo mức quy định tại điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4, điểm 5, điểm 6, điểm 7, điểm 8 Mục 1 Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 293/2016/TT-BTC.
Trường hợp xe ô tô chuyển từ không kinh doanh vận tải sang kinh doanh vận tải trong thời gian có hiệu lực của Thông tư này thì thời điểm áp dụng mức phí theo quy định tại Thông tư này tính từ ngày xe ô tô được ghi nhận trong Chương trình quản lý kiểm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam là xe ô tô kinh doanh vận tải.
Trường hợp xe ô tô đã được nộp phí theo mức phí quy định tại Thông tư số 293/2016/TT-BTC cho khoảng thời gian có hiệu lực của Thông tư này, chủ xe sẽ được bù trừ số tiền phí chênh lệch giữa mức phí theo quy định tại Thông tư số 293/2016/TT-BTC với mức phí theo quy định tại Thông tư này vào số phí phải nộp của chu kỳ tiếp theo. Đơn vị đăng kiểm chịu trách nhiệm tính bù trừ tiền phí cho chủ xe vào chu kỳ tiếp theo.
Với biểu phí sử dụng đường bộ từ 130.000 đồng đến 1,43 triệu đồng/tháng, chủ sở hữu phương tiện sẽ được tiết kiệm từ vài chục nghìn tới hàng trăm nghìn đồng mỗi tháng sau khi thông tư này có hiệu lực.
Trường hợp xe ô tô đã được nộp phí theo mức phí quy định tại Thông tư số 293/2016/TT-BTC cho khoảng thời gian có hiệu lực của Thông tư này, chủ xe sẽ được bù trừ số tiền phí chênh lệch giữa mức phí theo quy định tại Thông tư số 293/2016/TT-BTC với mức phí theo quy định tại Thông tư này vào số phí phải nộp của chu kỳ tiếp theo. Đơn vị đăng kiểm chịu trách nhiệm tính bù trừ tiền phí cho chủ xe vào chu kỳ tiếp theo.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có xe ô tô 24 chỗ ngồi đã nộp phí cho chu kỳ đăng kiểm 12 tháng (từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 31 tháng 3 năm 2021), mức phí theo quy định tại Thông tư số 293/2016/TT-BTC là 270.000 đồng/tháng. Ngày 1/4//2021, doanh nghiệp A mang xe đến đăng kiểm nộp phí sử dụng đường bộ cho cho kỳ đăng kiểm tiếp theo 12 tháng (từ ngày 1/4/2021 đến ngày 31/3/2022). Đơn vị đăng kiểm tính và thu phí sử dụng đường bộ như sau:
- Số phí phải nộp của chu kỳ tiếp theo = 270.000 đồng/tháng x 12 tháng = 3.420.000 đồng.
- Số tiền phí được bù trừ (tính cho thời gian kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020) = 270.000 đồng/tháng x 30% x (4 + 2/3) tháng = 378.000 đồng.
- Số tiền doanh nghiệp phải nộp = 3.420.000 đồng - 378.000 đồng = 3.042.000 đồng.
Ví dụ 2: Hợp tác xã B có xe ô tô 24 chỗ ngồi đã nộp phí cho chu kỳ đăng kiểm 06 tháng (từ ngày 1/4/2020 đến ngày 30 /9/2020). Ngày 1/10/2020, Hợp tác xã B mang xe đến đăng kiểm nộp phí sử dụng đường bộ cho cho kỳ đăng kiểm tiếp theo 6 tháng (từ ngày 1/10/2020 đến ngày 31/3/2021). Đơn vị đăng kiểm tính và thu phí sử dụng đường bộ như sau:
- Số phí phải nộp của chu kỳ tiếp theo = (270.000 đồng/tháng x 70% x 3 tháng) + (270.000 đồng/tháng x 3 tháng) = 1.377.000 đồng.
- Số tiền phí được bù trừ (tính cho thời gian kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2020) = 270.000 đồng/tháng x 30% X (1 + 2/3) tháng = 135.000 đồng.
- Số tiền Hợp tác xã B phải nộp = 1.377.000 đồng - 135.000 đồng = 1.242.000 đồng.
Kể từ ngày 1/1/2021 trở đi, thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ theo mức phí quy định tại Mục 1 Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 293/2016/TT-BTC./.
Cẩm Tú/VOV.VN