Trả lời:
* Quan điểm sai trái, thù địch
Một là, sau sự kiện chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, có rất nhiều luận điệu xuyên tạc, bác bỏ lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp. Các nhà tư tưởng tư sản đưa ra những thuật ngữ mới như: “xã hội siêu công nghiệp”, “các nhà hợp nhất”, “phương tiện hợp nhất”, “siêu đấu tranh”, “ý thức hệ toàn cầu”... Alvin Toffler, phái Frankfurt , “chủ nghĩa Mác mới” ở các nước phương Tây cho rằng, ngày nay không còn đấu tranh giai cấp, không còn chuyên chính vô sản, chỉ còn sự hợp tác, thống nhất, sự tương trợ thuần túy lẫn nhau...
Hai là, có quan điểm cho rằng, ngày nay cuộc xung đột chính trị quan trọng nhất không còn là giữa người giàu và người nghèo, giữa các nhóm chủng tộc hoặc giữa tư bản và cộng sản. Cuộc chiến đấu quyết định ngày nay là giữa những người cố gắng bảo vệ phát triển xã hội công nghiệp và những người sẵn sàng vượt qua xã hội công nghiệp. Như vậy, quan điểm này đã đẩy tất cả những xung đột dân tộc, giai cấp sang xung đột giữa các lực lượng đại diện cho các nền văn minh. Thực chất của quan điểm này là muốn tiếp tục bảo vệ sự tồn tại của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Ba là, có quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của trí thức trong điều kiện phát triển khoa học và công nghệ hiện nay, qua đó phủ nhận vai trò của giai cấp công nhân, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, phủ nhận bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đồng thời, khẳng định các cuộc chiến tranh, mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc là “sự đụng độ của các nền văn minh”, không liên quan đến chế độ kinh tế.
* Luận cứ đấu tranh phản bác
Một là, quan niệm duy vật về lịch sử chỉ ra rằng, sự vận động, phát triển của lịch sử loài người bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một giới hạn nhất định sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện thời. Mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm sẽ diễn ra cuộc cách mạng thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của phương thức sản xuất tất yếu cũng sẽ kéo theo những biến đổi trong các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp quyền...
Hai là, trong quá trình đó, giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là giai cấp lãnh đạo các giai tầng bị áp bức, bóc lột đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Trí thức có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người. Nhưng, như V.I.Lênin đã nhận xét: “nếu không nhập cục với một giai cấp thì giới trí thức chỉ là một con số không mà thôi” trí thức không có hệ tư tưởng nên không thực hiện lãnh đạo được các giai cấp trong cuộc đấu tranh cách mạng. Tư tưởng của trí thức phản ánh từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, lao động sản xuất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Ba là, nguồn gốc sâu xa của các cuộc xung đột trên thế giới gần đây hoàn toàn không phải do sự khác biệt về văn hóa, văn minh, càng không phải là sự khác biệt về tôn giáo. Nguồn gốc thực sự của các cuộc xung đột lớn đó là vấn đề lợi ích (cả kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng...). Văn hóa, văn minh, tôn giáo chỉ là cái cớ, nhiều khi nó bị các thế lực cơ hội chính trị lợi dụng để đạt được các mục đích chính trị của họ. Nói cách khác, không phải xung đột văn minh đã thay thế các hình thái xung đột khác, mà trái lại các xung đột giai cấp và hệ tư tưởng vẫn đóng vai trò chủ đạo và nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau./.
PV