Đây là dự án luật có vị trí rất quan trọng, được đánh giá là trọng tâm của công tác lập pháp trong nhiệm kỳ. Người dân và doanh nghiệp rất quan tâm, nên có đến 228 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ, trong đó có đến 1/3 ý kiến đề cập đến vấn đề tài chính đất đai và định giá đất và 45 ý kiến thảo luận trên hội trường.
Đáng chú ý, phát biểu của Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) được dư luận, cử tri đánh giá cao vì đã “đánh trúng” điểm đen của vấn đề đất đai mà bấy lâu nay chúng ta cứ loay hoay tìm điểm gỡ nút thắt.
Vị Đại biểu đoàn Trà Vinh đánh giá, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cơ bản đã đi đúng hướng với tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương. Song sẽ khó tránh khỏi tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong thu hồi đất và xác định giá đất cụ thể để bồi thường cho người bị thu hồi đất
Song, Dự thảo vẫn tiếp tục quy định UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể, trong khi các quyền khác vẫn giữ nguyên như Luật Đất đai hiện hành, như quyền giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; quyền chuyển mục đích sử dụng đất, quyền thu hồi đất.
Trong khi đó, Dự thảo chưa có cơ chế hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác định giá đất bảo đảm tính độc lập của Hội đồng thẩm định giá đất, năng lực của tổ chức tư vấn xác định giá đất, năng lực và đạo đức của các định giá viên theo như tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương.
Khách quan hơn, theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy, thị trường bất động sản, trong đó thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất phát triển chưa thật sự ổn định, thiếu minh bạch và chưa bền vững. Hiện nay, trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất luôn tồn tại 2 giá khác nhau, giá trong hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.
Cũng qua Tổng kết thực tiễn gần 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy quy định về giá đất cụ thể là điểm không thành công của luật này. Do giá đất cụ thể được UBND cấp tỉnh xác định luôn thấp hơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường nên đã làm phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện về bồi thường khi Nhà nướ
Thực tế, chính những nhóm lợi ích gồm các quan tham và các chủ doanh nghiệp đã tận dụng tối đa các cơ hội do lỗ hổng của pháp luật để biến công sản thành tư sản. Rất nhiều người chỉ sau một thời gian làm quan, nhiều chủ doanh nghiệp chỉ sau một vài dự án chỉ định thầu, đổi đất lấy công trình, đã trở nên giàu có.
Và cũng phải khẳng định rằng đất đai là lĩnh vực màu mỡ nhất cho tham nhũng, làm thất thoát tài sản nhà nước nghiêm trọng nhất. Nếu thống kế đầy đủ và quy ra tiền, thì thất thoát trong lĩnh vực đất đai sẽ có số tiền nhiều nhất trong tất cả các lĩnh vực.
Không những vậy, đất đai là lĩnh vực nhiều quan chức bị cho vào “lò” nhất. Không ít tướng lĩnh Quân đội, Công an bị kỷ luật hoặc nhận án tù phần lớn do sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực đất đai.
Hoặc, hàng chục quan chức lãnh đạo các sở, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang … bị kỷ luật hoặc trở thành bị can, bị cáo đều có những sai phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trong chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển nhượng đất đai.
Thực tế đáng buồn trên cho thấy, người dân có thể chấp nhận hy sinh quyền lợi hoặc chịu thiệt nếu việc thu hồi đất đó cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế- xã hội cho lợi ích của cộng đồng, nhà nước, chứ không chấp nhận vì lợi ích nhóm.
Như Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) nhấn mạnh: “Người dân sẽ không chấp nhận thu hồi đất chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân hoặc một nhóm người nhưng lại áp giá đền bù thấp mang tính áp đặt hay tạo kẽ hở cho trục lợi, lợi ích nhóm. Sửa đổi Luật Đất đai lần này cần phải khắc phục được vấn đề trên”.
Điều này cũng có nghĩa, để đảm bảo phát huy được nguồn lực đất đai, bên cạnh việc không đấu thầu, đấu giá khi chưa có ý tưởng quy hoạch tốt, không có tầm nhìn không gian hay chưa quy hoạch chi tiết. Việc định giá hết sức then chốt của mọi vấn đề.
Bởi vì, từ việc xác định đúng giá đất có thể thực hiện được nhiều công việc liên quan, như bảo đảm trách nhiệm đóng góp của người sử dụng đất, công khai giá đất cụ thể để người dân tiếp cận qua hệ thống dữ liệu được số hoá, giải quyết được tình trạng lãng phí, đầu cơ, thổi giá.
Chính vì vậy, chúng ta không kỳ vọng quy hoạch đất đai trong luật đất đai (sửa đổi) sẽ thay thế tất cả, nhưng kỳ vọng với những khung quản lý, quy định mới, nhất là giá đất…nó sẽ hạn chế được nhiều tiêu cực, giảm “nóng” cho vấn đề đất đai bấy lâu nay./.