Hiện nay, mạng xã hội mang lại nhiều tác động tích cực cho đời sống tình thần và vật chất của mỗi người dân chúng ta, tuy nhiên người sử dụng mạng xã hội có thể ẩn danh và dễ dàng thể hiện bản thân, đây cũng là môi trường tồn tại nhiều thông tin giả mạo, sai sự thật, thiếu trách nhiệm, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, xâm phạm quyền, lợi hợp pháp của các tổ chức và tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến văn hóa truyền thống, an toàn xã hội và an ninh quốc gia, các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, định hướng đối với sự phát triển của mạng xã hội.
Thông thường, khi có một sự kiện nổi bật, hay một thông tin rật gân trên mạng xã hội xuất hiện, thì người sử dụng mạng xã hội sẽ xuất hiện hai nhóm khác nhau, nhóm thứ nhất là những người dân có khả năng suy luận về bản chất sự việc, so sánh sự việc này với sự việc đã từng xảy ra... đó là trình độ nhận thức của những người có trình độ học vấn thấp, không có nhiều kênh thông tin để tiếp cận, không phân biệt được đâu là thông tin thật, giả, đúng sai, không am hiểu chính sách, pháp luật...; nhóm thứ hai là những người có trình độ nhận thức lý luận khoa học, sẽ phân tích bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, đúc rút, kiểm nghiệm lý luận, tổng kết, khái quát lại để định hướng nhận thức, thái độ, hành vi cho cộng đồng xã hội… Từ nhận thức, đến tiếp cận thông tin đều bắt nguồn từ nhu cầu của công chúng. Các nhu cầu xã hội đan xen với nhu cầu vật chất, tinh thần và nhu cầu cảm xúc. Bên cạnh nhu cầu giáo dục, tôn giáo, giải trí và tiếp cận thông tin, con người còn có nhu cầu được thuộc về và được chấp nhận trong một nhóm xã hội nào đó. Từ thực tế nhu cầu đó, đám đông dễ dàng hình thành, tham gia vào đám đông, mỗi người lại có nhu cầu được thể hiện cảm xúc bản thân, được bộc lộ hành vi. Nếu nhận thức không đúng, dễ dẫn dắt tâm lý đến nhu cầu thoả hiệp với cái sai, hoặc cái mà họ cho là đúng (nhưng trên thực tế là sai), từ đó, dẫn đến hành vi sai lầm, thậm chí là vi phạm đạo đức, pháp luật đó gọi là “Hội chứng đám đông” trên mạng xã hội. Tự “hội chứng đám đông”, không ít người bị dẫn dắt bởi các thông tin độc hại trên mạng xã hội, tin theo những luận điệu của chúng và bị mua chuộc, trở thành công cụ phục vụ cho mưu đồ của các thế lực thù địch, phản động.
Để hạn chế tác động của thông tin sai lệch, xuyên tạc trên mạng xã hội đối với tâm lý đám đông hay là hiện tượng “Hội chứng đám đông” trên mạng xã hội, điều quan trọng là cần nâng cao kiến thức xã hội về mọi mặt, để mỗi người dân nhận thức chính trị đúng đắn để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ các nguồn thông tin chính thức, tránh tiếp cận thông tin phiến diện, một chiều, có các biện pháp hướng người dân vào những nhu cầu, thị hiếu lành mạnh; cần thiết thành lập những hội nhóm tích cực trên mạng xã hội để thu hút, tập hợp người dân tham gia, tạo lực đối kháng, chống lại những đám đông tiêu cực; Đảng, Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phản ứng nhanh và đưa thông tin chính xác khi có sự việc xảy ra.
Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua tháng 6-2018 đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2019. Đảng, Nhà nước cho phép sử dụng mạng xã hội và bảo đảm tự do internet nhưng kiên quyết không để mạng xã hội trở thành công cụ cho các thế lực chống đối, thù địch lợi dụng, tiến hành các hoạt động chống phá. Chính vì vậy cần có phạt nghiêm minh với những hành vi cố tình đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật lên mạng xã hội, hành vi xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phá hoại quan hệ quốc tế của đất nước
Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, những thông tin và tài liệu có nội dung xấu, độc trên mạng xã hội là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân sử dụng mạng xã hội chúng ta. Mỗi người dân là một bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức của Đảng, trực tiếp góp phần thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng, cần tăng cường tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng; xây dựng, bảo vệ nền tảng tư tưởng nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Thực tiễn sôi động và phức tạp của đời sống xã hội trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ đặt ra cho chúng ta những thách thức, yêu cầu cao hơn trong phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc. Nếu trong một đất nước, một dân tộc tinh thần đoàn kết được phát huy thì đây chính là một trong những vũ khí sắc bén chống lại âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc trên mạng xã hội. Cần quản lý mạng xã hội như một công cụ thể hiện quyền tự do của con người song tuyệt đối không để các thế lực phản động lợi dụng xuyên tạc, tiến hành các hoạt động chống phá chế độ.
Nâng cao hiệu quả đấu tranh ngăn chặn các nội dung xấu độc, quan điểm sai trái trên mạng xã hội là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Cần tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động trên không gian mạng, phát huy ưu thế của mạng xã hội trong đấu tranh chống các thế lực thù địch, phản động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.
P.V