Những luận điệu trên của các đối tượng phản động, chống đối là vô căn cứ, quy chụp để bôi nhọ, hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng, chia rẽ đoàn kết nội bộ, phủ định những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước, cũng như quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng, Nhà nước, toàn dân, toàn quân ta đã và đang triển khai thực hiện.
Việc Trung ương thống nhất cao chủ trương và ban hành Quy định thành thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và toàn dân ta trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, lãng phí góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Với nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta về đấu tranh chống tham nhũng, thực hiện quan điểm xuyên suốt và nhất quán là sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có “vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Nhân dân và dư luận quốc tế ngày càng tin tưởng vào hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy tham nhũng không chỉ là vấn nạn riêng của Việt Nam hay của một quốc gia nào mà nó diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, là một hiện tượng xã hội tiêu cực với những biểu hiện và mức độ khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn khẳng định tham nhũng là “quốc nạn” là “giặc nội xâm”; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được thực hiện từ Trung ương đến cơ sở. Trong bối cảnh tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chưa bị đẩy lùi và còn có chiều hướng diễn biến phức tạp, tinh vi hơn.
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề nhạy cảm, khó khăn đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao, bên cạnh việc mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện, thể hiện tinh thần trách nhiệm cá nhân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời cũng cần phải có sự tập trung chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến tỉnh, thành phố. Việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là việc làm cần thiết, đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế nhằm tạo sự chuyển biến tích cực hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi cán bộ, đảng viên và người dân cần cảnh giác trước những luận điệu, xuyên tạc, sai trái của các đối tượng phản động, phần tử xấu; đồng thời tích cực tham gia đấu tranh lên án các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chung tay, chung sức xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh./.
PV