Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, doanh nghiệp FDI sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp công nghệ cao nên giá trị vượt trội hơn so với các mặt hàng nông sản của doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp FDI xuất khẩu cũng phù hợp với chủ trương giai đoạn đầu vì chỉ có thu hút đầu tư FDI mới có điều kiện để hội nhập, học tập về kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ cũng như tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, mục tiêu của Việt Nam hội nhập không phải chỉ là đo đếm bằng các hiệp định thương mại tự do (FTA) hay đo đếm bằng các dự án nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, kể cả đo đếm bằng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên hàng năm.
"Thước đo ở đây phải là đo bằng sức khỏe của nền kinh tế đất nước mà bằng sự hội nhập của chính doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đây là mục tiêu lớn", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận doanh nghiệp nội của Việt Nam cũng đã vươn lên hội nhập tội nhờ sự tiếp cận và liên kết doanh nghiệp này. Bằng chứng là năm 2023 tỷ trọng xuất khẩu trong doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp nội giảm thấp hơn doanh nghiệp ngoại và 5 tháng đầu năm nay, tốc độ xuất khẩu, giá trị xuất khẩu tuyệt đối tăng gấp 2 lần mức tăng, tức 24% mức tăng của doanh nghiệp ngoại chỉ là 12%. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường này, khai thác lợi thế Việt Nam đang có, là thành viên của các FTA và hưởng cơ chế ưu đãi của các hiệp định mang lại.
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt tăng xuất khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định sẽ chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp tăng nguồn hàng chất lượng cao, ổn định để cạnh tranh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp lớn, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp trong nước nhất là công nghiệp hỗ trợ.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đa dạng hóa hỗ trợ khai thác các FTA, hỗ trợ xuất khẩu qua thương mại điện tử. Hỗ trợ thông tin, hướng dẫn, cảnh báo doanh nghiệp ứng phó với những vụ việc phòng vệ nước ngoài một cách hiệu quả. Bộ Công Thương sẽ xây dựng thương hiệu cho nông sản. Trong thời gian qua việc xây dựng thương hiệu cho nông sản, Bộ Công Thương phối hợp các bộ ngành, địa phương tập trung hỗ trợ cho việc phát triển thương hiệu thực phẩm ở 3 cấp độ.
Đặc biệt là thương hiệu ngành quy mô cấp toàn quốc trong chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Cùng đó là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, quy mô cấp địa phương và thương hiệu sản phẩm quy mô cấp doanh nghiệp trong chương trình quốc gia Việt Nam.
Hiện tại, Bộ Công Thương cũng đang phối hợp triển khai kế hoạch với 3 bộ. Các hoạt động hỗ trợ nêu trên đã góp phần đưa Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á. Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục nỗ lực để nâng cao nhận thức, vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu trong việc sản xuất, kinh doanh và đầu tư.
Lý giải việc Bộ Công Thương làm gì để thúc đẩy địa phương thu hút doanh nghiệp tham gia chế biến nông sản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ: Vai trò của cơ giới hoá để nâng cao giá trị chế biến nông lâm thủy sản, phát triển nông nghiệp nông thôn, điều này được khẳng định trên thực tế những năm vừa qua và Việt Nam đã thu được rất nhiều kết quả.
Thời gian qua, Bộ đã áp dụng nhiều giải pháp để ban hành chinh sách quản lý cụm công nghiệp để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Cùng đó, triển khai các chương trình ưu đãi hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí, doanh nghiệp địa phương học tập để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ vào các khâu của quá trình sản xuất. Triển khai các nhiệm vụ được giao trong các chương trình mục tiêu quốc gia.
Ở vùng sâu vùng xa, để thu hút đầu tư quan trọng nhất phải là vùng nguyên liệu nên phải quy hoạch được vùng trồng, vùng nuôi và áp dụng được công nghệ mới để sản phẩm xanh, sạch, đảm bảo chất lượng; nắm bắt nhu cầu của thị trường. Do đó, nhằm thu hút doanh nghiệp, địa phương phải dành nguồn lực đất đai, hạ tầng, sẵn sàng thu hút nhà đầu tư vào sản xuất. Bộ Công Thương nghiên cứu và đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách để thu hút nhà đầu tư vào khu vực này.
Một lĩnh vực quan trọng cũng được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ ra tại phiên chất vấn là logistics có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Do đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ban ngành để phát triển logistics, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, đã đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay logistics hiện còn một số hạn chế như nhận thức chồng chéo, cơ sở hạ tầng chưa thực sự đồng bộ, vấn đề chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đội ngũ nhân lực...
Về giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết sẽ phối hợp với hiệp hội, phát triển chỉ số logistics, có khuyến cáo về xuất nhập khẩu hàng ngày, đẩy mạnh xúc tiến thị trường... Đặc biệt, Bộ cũng sẽ tiếp tục làm tốt, tuyên truyền để hiệp hội doanh nghiệp hiểu đúng hiểu rõ hơn, tận dụng các FTA, tạo nguồn hàng chất lượng cao, đa dạng hóa xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử, tăng cường hỗ trợ thông tin, có cảnh báo trong các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Nguồn Báo tin tức