Trong những năm gần đây, đã có không ít kẻ cơ hội, phản động thù địch đã đặt ra câu hỏi:
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chống Mỹ, cứu nước trong thế kỷ XX của ĐCS Việt Nam, Bác Hồ khởi xướng và lãnh đạo có cần thiết không?Hàng triệu dân thường, cán bộ chiến sĩ quân đội, TNXP, dân công hỏa tuyến ngã xuống trên các chiến trường trong những năm kháng chiến có cần thiết không? Họ đưa ra dẫn chứng 14 nước châu Phi là Benin, BurKina, Niger, Senegal, Togo, Cameroon, CH Công Gô, Equatorial, Guinea và Gabon – CH Trung Phi, Chad, đã/đang giành độc lập bằng phương thức “không cần tiếng súng”, tiết kiệm cho dân tộc họ bao máu xương, tiết kiệm cho quốc gia họ bao tài sản!
Thật tiếc những lời “bình loạn” đó không chỉ xuất hiện trong “trà dư tửu hậu” mà còn nhan nhãn trên nhiều trang báo mạng và liên tục trở thành một luận điệu không ngừng nghỉ của các thế hệ phản động, thù địch qua hệ thống truyền thống, sách, báo của chúng. Và thật xót xa hơn không ít trí thức sinh viên, trưởng thành sau chiến tranh cũng a dua tán thành!
Thiết nghĩ chúng ta chẳng cần phải “đấu khẩu” với bọn họ làm gì bởi thực tiễn đời sống chính trị tinh thần của 14 quốc gia đó đã phủ định những luận điệu sai trái, thù địch, phản động đó một cách hùng hồn sống động.
Gần đây trên báo Silicon Africa xuất bản ở Luân Đôn (phát hành trong EU) nhà báo, nhà nghiên cứu GS TS Mawna vừa công bố nghiên cứu: “Pháp buộc 14 nước châu Phi phải trả thuế thuộc địa” đã cung cấp những tư liệu “xác đáng” nhưng “rất choáng” về câu chuyện “độc lập không tiếng súng” của 14 nước Châu Phi trong các thập niên 60, 70 của thiên niên kỷ trước.
Thì ra muốn được Cộng hòa Pháp quyết định độc lập, đồng ý cho rút khỏi cộng đồng Pháp, 14 nước châu Phi phải ký với Pháp bản “Hiệp ước thuộc địa mở rộng” với 11 nội dung “áp đặt”, “ngang ngược”, ‘dã man”, chưa có tiền lệ trong lịch sử ngoại giao thế giới. Thực chất đây là một thỏa ước “thuộc địa mềm”. 11 điều khoản trong bản hiệp ước đó là:
1- Các nước thuộc địa cũ phải hoàn trả lại số tiền xây dựng cơ sở hạ tầng trong thời gian Pháp cai trị.
2- Các nước thuộc địa cũ phải gửi dự trữ tiền tệ quốc gia của họ vào Ngân hàng trung ương Pháp ít nhất là 65% dự trữ ngoại hối cùng 20% các khoản khác vào tài khoản giao dịch dưới sự kiểm soát của kho bạc nhà nước Pháp. Sau khi gửi tiền, các nước châu Phi chỉ được tiếp cận 15% số tiền hàng năm. Nếu họ cần nhiều hơn thế họ phải vay thêm từ 65% của họ trong kho bạc nhà nước Pháp với lãi suất thương mại.
3- Pháp được quyền ưu tiên mua bất kỳ nguồn tài nguyên thiên nhiên nào của nước cựu thuộc địa. Chỉ sau khi Pháp không mua các nước đó mới được tìm đối tác khác.
4- Ưu tiên cho Pháp và các công ty Pháp trong mua sắm công và đấu thầu công khai .
5- Pháp được quyền đào tạo chỉ huy quân sự các cấp, cung cấp thiết bị quân sự cho các nước cựu thuộc địa.
6- Cho phép Pháp (khi cần) triển khai quân đội và can thiệp quân sự các nước cựu thuộc địa để bảo vệ lợi ích của Cộng hòa Pháp.
7- Tiếng Pháp là ngôn ngữ quốc gia chính thức, ngôn ngữ cho giáo dục của các nước cựu thuộc địa.
8- Các nước cựu thuộc địa có nghĩa vụ sử dụng hệ thống tiền tệ thuộc địa Pháp (FCFA).
9- Các nước cựu thuộc địa có nghĩa vụ gửi dự trữ và cân đối thu chi cho kho bạc Pháp. Nếu không gửi kho bạc Pháp không chi tiền.
10- Không được phép gia nhập liên minh quân sự nào khác trừ khi được sự đồng ý của chính phủ Pháp.
11- Các nước cựu thuộc địa có nghĩa vụ liên minh với Cộng hòa Pháp trong hoàn cảnh chiến tranh hay khủng hoảng toàn cầu.
Công bố nghiên cứu về “sự độc lập không cần tiếng súng” ở 14 nước châu Phi của Mawna đã gây một tiếng vàng rất lớn. Với các nhà tài phiệt trên thế giới thì điều này không xa lạ nhưng với quảng đại quần chúng nhân dân thì đây thực sự là một cú sốc. Thì ra chủ nghĩa thực dân, đế quốc chỉ thay “thang” chứ không hề đổi “thuốc”. Các nước được gọi là “cựu thuộc địa” thực chất vốn là thuộc địa kiểu mới, tinh vi, xảo trá, tàn bạo hơn mà thôi! Cách “độc lập không cần tiếng súng” này đang biến họ thành “con bò sữa nuôi béo ú” các tập đoàn tài phiệt, tư bản nhà nước, các nước từng cai trị, đô hộ họ. Các quyền cơ bản của một quốc gia về quản lý tiền tệ để phát triển đất nước và xây dựng quân đội - hai vấn đề then chốt trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc của một quốc gia độc lập vẫn nằm trong tay ngoại bang. Chính vì vậy mà châu Phi đã/đang là một khu vực bất ổn chính trị nhất toàn cầu hàng chục thập kỷ qua. Các nước này vẫn nằm trong số các nước chậm phát triển nhất trên thế giới, nạn đói triền miên, các đại dịch HIV, Covid đang hoành hành, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, không được tiếp cận với giáo dục, y tế cao nhất thế giới, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em, di dân tự phát, bỏ Tổ quốc trốn sang châu Âu đang xảy ra liên tục, mẫu thuẫn sắc tộc đang ngày càng trở nên gay gắt. Và điều quan trọng nhất là tương lai đất nước đã/đang trong tối tăm, chưa có lối thoát.
Thế mới thấm thía “Không có gì quý hơn độc lập tự do” nhưng phải “Đem sức ta mà giải phóng cho ta” theo lời chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối tiến hành đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam mãi mãi là chân lý thời đại.
Khắc Thuần