Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ và người dân đã tuân thủ tốt quy định của Chính phủ, của tỉnh, thành phố, lựa chọn các phương án để thích nghi với từng giai đoạn nhằm duy trì hoạt động và quan trọng nhất là phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả.
Thay đổi bản thân
Thời gian đầu khi dịch bùng phát, nhiều người vẫn chưa quen với việc bị hạn chế đi lại bởi các quán ăn, quán cà phê yêu thích đóng cửa nên không còn chỗ để tụ tập bạn bè. Nhân viên văn phòng phải mang cơm đi ăn trưa.
Nhân viên văn phòng tại một công ty ở Hà Nội làm việc trong thời điểm dịch Covid-19 đã tạm lắng. Ảnh: KT-ĐT |
Nếu không có việc gì cần thiết thì họ sẽ ngồi trong văn phòng làm cho đến hết giờ là về nhà. Chị em hạn chế lượn lờ mua sắm, anh em không tụ tập nhậu nhẹt vào cuối giờ chiều hay chơi thể thao đến đêm mới về tới nhà như mọi khi. Phải thay đổi như vậy, nhiều người thấy bức bách khó chịu lắm, ca thán này nọ.
Khi mà cả xã hội đang gồng mình chống dịch thì không thể tồn tại những kẻ ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân. Và thay vì ca thán, người Việt học cách sống thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn. Ở nhà để giãn cách xã hội cũng là dịp để nhiều người sắp xếp lại cuộc sống, nhìn nhận lại chính mình.
Phụ nữ chăm chút từng bữa cơm, chăm lo chồng con, bảo ban con học hành. Đàn ông không còn la cà mà về nhà sớm hơn, đỡ đần vợ con việc nhà, dành thời gian chơi và học cùng con. Những sở thích cá nhân bao lâu nay phải cất giấu thì nay được thực hiện để trọn vẹn giấc mơ gia đình.
Hội chị em hài lòng với câu nói: "Dù bạn ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ tình huống nào hãy luôn xinh tươi, khỏe mạnh và suy nghĩ tích cực. Năng lượng tích cực sẽ giúp bạn và những người xung quanh đánh bại Covid-19".
Xuất phát từ mong muốn gây dựng thêm quỹ chống dịch Covid-19, đồng thời tạo ra phong trào luyện tập thể thao rèn luyện sức khỏe cho cộng đồng trong những ngày ở nhà chống dịch Covid-19, rất nhiều thử thách đã xuất hiện trên cộng đồng mạng. Đa số thử thách đó đều có điểm chung là người đưa ra lời thách đố sẽ đóng góp số tiền tương ứng với kết quả mà người thực hiện hoàn thành. Những thử thách đưa ra chủ yếu là động tác gập bụng, chống đẩy, thời gian plank, tập yoga…
Có thể thấy, thói quen, lối sống của người Việt thay đổi rất nhiều sau mùa dịch. Từ những việc làm rất nhỏ, như: Đo thân nhiệt khách hàng trước khi vào siêu thị, giao dịch tại các ngân hàng, công sở tập trung đông người; đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước và sau khi ra vào siêu thị; kê khai y tế khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng; cập nhật thông tin y tế trên ứng dụng Sức khỏe Việt Nam… chính là “lá chắn” hữu hiệu tạo nên những thành công trong việc bảo vệ bản thân và cộng đồng an toàn trước dịch bệnh.
Chuyển đổi xu hướng kinh doanh
Quá trình thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, nhiều cơ sở kinh doanh, dịch vụ và người dân đã dần hình thành thói quen mới trong hoạt động và đời sống. Một điều dễ nhận thấy nhất là hoạt động kinh doanh online đang phát triển với sự tham gia của không chỉ hộ kinh doanh nhỏ lẻ mà cả các nhà hàng, siêu thị.
Hệ thống chuỗi nhà hàng pizza Hut trên địa bàn TP Hà Nội vẫn duy trì hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội, bằng việc đáp ứng các yêu cầu giao hàng online, nhiều combo khuyến mãi hấp dẫn cho khách. Ngoài ra, nhiều nhà hàng lớn trên địa TP như: Quán ăn Ngon, Món Ngon Sài thành… vẫn thực hiện giao hàng tận nhà, với thực đơn phong phú như khách trực tiếp đến nhà hàng.
Kinh doanh online, giao hàng tận nhà là cách thức mà nhiều cơ sở kinh doanh lựa chọn để có thể “cầm cự” qua mùa dịch bệnh. Và hiệu quả mang lại là không nhỏ khi khách hàng thỏa mãn nhu cầu còn nhà hàng, quán ăn vẫn duy trì và tiết kiệm được nhiều chi phí.
Anh Nguyễn Hùng Mạnh (khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội) chia sẻ: “Trong thời điểm này, mua hàng online và được giao hàng tận nhà là cách gia đình tôi lựa chọn để bảo đảm an toàn cho gia đình và cộng đồng. Nếu trước đây đến nhà hàng cũng tốn chừng đó tiền, giờ chỉ cần gọi điện, số tiền cũng không thay đổi, thậm chí còn rẻ hơn, tôi nghĩ các nhà hàng nên duy trì và phát triển dịch vụ này ngay cả khi dịch bệnh được khống chế”.
Ngoài các thông điệp sống tích cực, có những giải pháp tình thế trong mùa dịch sẽ trở thành đề tài, vấn đề nghiên cứu lâu dài để áp dụng trong công việc. Cụ thể, làm việc tại nhà hiện nay là một giải pháp tình thế để phòng, chống dịch Covid-19 và cần nghiên cứu, tính toán phương án lâu dài. “Có thể thấy, dịch bệnh đã làm thay đổi suy nghĩ và phương thức làm việc của nhiều cơ quan Nhà nước, DN theo hướng tích cực.
Cụ thể là việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, công việc qua cổng dịch vụ công trực tuyến được thực hiện nhiều hơn. Với điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, internet và các chính sách ứng dụng, phát triển công nghệ hiện nay ở nước ta, phương thức làm việc trực tuyến hoàn toàn có khả năng “sống khỏe”. Đây cũng là cơ hội để các cơ quan Nhà nước đẩy nhanh tiến độ cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện thêm nhiều dịch vụ công trực tuyến. Khi nền hành chính được hiện đại hóa thì Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số mới hình thành” - nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn bày tỏ.
Không ai muốn dịch bệnh, nhưng rõ ràng trong nguy có cơ. Rất nhiều chương trình, ý thức sống được tuyên truyền thay đổi suốt hàng chục năm nay, nhưng hiệu quả đem lại chẳng là bao nhiêu.
Trong mùa dịch bệnh, trong tâm thế ứng phó, một nền tảng hoạt động công nghệ trong giáo dục, trong hoạt động hành chính và trong điều hành DN… đã được tận dụng tối đa. Văn hóa ứng xử văn minh, nhân văn, giàu lòng thương người đã có cơ hội tìm lại, để hết dịch người Việt lại cùng đồng lòng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và tích cực hơn.
Trong mùa dịch bệnh, trong tâm thế ứng phó, một nền tảng hoạt động công nghệ trong giáo dục, trong hoạt động hành chính và trong điều hành DN… đã được tận dụng tối đa. Văn hóa ứng xử văn minh, nhân văn, giàu lòng thương người đã có cơ hội tìm lại, để hết dịch người Việt lại cùng đồng lòng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và tích cực hơn. Không bỏ cái đúng ban đầu, cốt lõi "Người Việt ta vẫn có câu “Ngộ biến tòng quyền”, “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Đây là một cách nói thể hiện triết lý sống của con người, trong đó có người Việt. Suy đến cùng, đây là cách nói biện chứng, thay đổi cách sống để thích nghi với hoàn cảnh. Đây không phải là cách sống cơ hội, hay thực dụng mà là đầu óc thực tiễn. Trong mỗi hoàn cảnh, người Việt càng có cơ hội thể hiện triết lý sống này. Tuy nhiên, nó chứa đựng yếu tố rủi ro nếu xa rời nguyên tắc: Không bỏ cái đúng ban đầu, bỏ cái đúng cốt lõi, những thay đổi không làm thay đổi cái đúng ban đầu. Sự dịch chuyển trong lối sống sau mùa dịch của người Việt là sự linh hoạt, uyển chuyển phù hợp với thực tế và vẫn không mất đi bản chất hướng đến sự phát triển, hòa đồng với thế giới." - Nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội PGS.TS Nguyễn Quang Long Quy luật tồn tại cho kẻ biết thích nghi "Đại dịch lần này cũng là cơ hội để kiểm định lại sự vững chắc của DN, bản lĩnh và sức mạnh tinh thần của người lãnh đạo, sự ưu việt, tính thích nghi của mô hình kinh doanh. Đại dịch rồi sẽ qua đi, chắc chắn sẽ có nhiều DN phá sản, nhiều DN bỗng nhiên tỏa sáng. Những mô hình kinh doanh lỗi thời, quan liêu, nặng nề sẽ bị đào thải, nhường chỗ cho những công ty nhanh gọn, linh hoạt, hiệu quả và hợp thời với những con người sáng tạo, đoàn kết, biết hy sinh và trách nhiệm… âu đó cũng chính là quy luật của tự nhiên, kẻ sống sót sau cùng là kẻ biết thích nghi chứ không phải là kẻ mạnh, tài giỏi. Tập thể mạnh không phải là tập thể tài giỏi, đông đảo, mà là tập thể biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân." - CEO Công ty Masan Group Võ Xuân Yên |
Theo Kinh tế và Đô thị