Tôn sư nghĩa tôn trọng, kính trọng và đề cao người thầy dạy học, dạy nét chữ nét người, người truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ. Trọng đạo thể hiện qua việc trọng là tôn trọng, coi trọng và đạo là đạo lý, con đường làm người, đạo đức. Tôn sư trọng đạo được hiểu cụ thể là sự tôn kính của người học trò đối với người mang lại tri thức cho mình, coi trọng tri thức của bản thân đồng nghĩa với việc coi trọng người thầy người cô. Vai trò của thầy cô là quan trọng đối với tri thức của học trò và học trò là người tiếp nối tri thức mà thầy cô truyền đạt với tinh thần ham học hỏi và lòng biết ơn cao.
Tôn sư trọng đạo còn thể hiện dân tộc ta là một dân tộc hiếu học cao, tôn vinh nghề nhà giáo chứng tỏ dân tộc ta là dân tộc luôn tiến đầu về tri thức và giáo dục thế hệ. Sự nghiệp trồng nghiệp luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhà nước, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực làm cho xã hội phát triển hơn. Như ông cha ta có câu “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, khẳng định được “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” Tất cả những yếu tố đó đều liên quan đến truyền thống tôn sư trọng đạo và nâng cao trách nhiệm trong việc tôn sư trọng đạo là cần thiết.
Rèn luyện tốt đạo đức tôn sư trọng đạo giúp các bạn chau đòi bản thân về kỹ năng sống tốt, khi biết kính trên đối với người lớn tuổi cũng như biết tôn trọng người thầy người cô của mình, giúp các bạn luôn có một tâm lý thoải mái và tích cực trong học tập, mối quan hệ giữa thầy cô và học trò luôn có sự gần gũi với nhau và kết quả đem lại cao.
Tôn sư trọng đạo cần thiết trong việc phát triển khả năng bản thân ở mỗi lĩnh vực. Kiến thức bản thân là chưa đủ, rèn luyện đạo đức cũng cần có trong quá trình học tập của các bạn trẻ và tôn sư trọng đạo là đạo lý cần thiết đối với học sinh sinh viên. Tôn sư trọng đạo còn giúp các bạn trong việc biết trân trọng cũng như biết yêu thương gia đình mình hơn, tôn trọng người dạy dỗ mình người nuôi nâng mình thể hiện qua ý thức thái độ không ngừng học tập và kết quả cao là sự thể hiện lòng biết ơn tới thầy cô, cha mẹ.
ĐT