Trả lời: Có thể hiểu một cách cơ bản: Đạo đức công vụ là những giá trị đạo đức và chuẩn mực pháp lý được áp dụng cho cán bộ, công chức nhà nước và những người có chức vụ, quyền hạn khác khi thi hành nhiệm vụ, công vụ. hành vi ứng xử thể hiện vai trò công bộc của công chức trong quan hệ với nhân dân.
1. Cơ sở để hình thành đạo đức công vụ của cán bộ, công chức nhà nước\
Một là, cơ sở chính trị.
Căn cứ vào tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ. Theo Người, đạo đức công vụ bao gồm những nội dung cơ bản: Nhân, nghĩa, trí, dũng; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư2; có tinh thần trách nhiệm cao với công việc; có tinh thần sáng tạo trong thi hành công vụ; khiêm tốn, cầu tiến bộ; chấp hành nghiêm kỷ luật; có tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp.
Căn cứ vào quan điểm của Đảng, Nhà nước về đạo đức công vụ.
Ngay từ khi mới giành chính quyền từ tay thực dân Pháp, Đảng ta đã khẳng định nhiệm vụ lịch sử của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là “bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”, xây dựng “chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”, nhằm đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo, đảm bảo các quyền tự do dân chủ, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân.
Kể từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta càng chú trọng đến vấn đề này. Nhiều văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X của Đảng đều đã đề cập việc xây dựng một chính quyền không có đặc quyền, đặc lợi, hoạt động vì nhân dân, trong đó cán bộ công chức nhà nước thật sự là công bộc, tận tụy phục vụ nhân dân.
Chỉ sau được thành lập được một thời gian ngắn, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã có rất nhiều văn bản pháp luật thể hiện những quan điểm nói trên. Đặc biệt, Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức Việt Nam đã quy định: “Công chức Việt Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân… Công chức Việt Nam phải đem tất cả sức lực và tâm trí, theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc”9; “công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy nhà nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Từ đó, trong tất cả mọi thời kỳ cách mạng sau này, tư tưởng trên đã được kế thừa, đưa vào trong các Hiến pháp, với những quy định cụ thể: “Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”; “Tất cả các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”; “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”.
Trong mỗi thời kỳ, những quy định trên trong Hiến pháp đều đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản luật và dưới luật, với nhiều quy định chi tiết về đạo đức công vụ của cán bộ, công chức nhà nước.
Hai là, cơ sở kinh tế.
Để có thể tạo ra sự phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần bình đẳng nhau, theo cơ chế thị trường, pháp luật nói chung, quy định về đạo đức công vụ nói riêng cần có sự phù hợp để góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước tận tâm, tận ý với công vụ, là những người đầy tớ phục vụ nhân dân, đoạn tuyệt tư tưởng “ban, cho”, tư tưởng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế - những tư tưởng thịnh hành trong thời kỳ bao cấp trước đây.
Cần xuất phát từ việc xác định nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước, định hướng XHCN để xác lập các nội dung của đạo đức công vụ. Có như vậy, mới có thể tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức trung thành với chế độ, có trách nhiệm cao trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước.
Ba là, cơ sở văn hóa - xã hội.
Cần dựa trên những nét tốt đẹp của nền văn hóa, những thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam, như: tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái; phương châm sống “mình vì mọi người”, “lá lành đùm lá rách”; đạo lý “giấy rách giữ lấy lề”, dám làm dám chịu… để hình thành nên những quy định cơ bản của đạo đức công vụ, có như vậy mới kế thừa và phát huy được những nét tinh hoa trong bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần tạo ra sức mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Bốn là, cơ sở pháp lý.
Cơ sở pháp lý của đạo đức công vụ là Hiến pháp 1992, sửa đổi, sung năm 2013. Tại Điều 8 Hiến pháp quy định: “ Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. (còn tiếp).
ĐAT