Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một Nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đặt nền móng cho việc thiết lập một Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc không chỉ là mong muốn của một dân tộc mà còn là khát vọng của cả nhân loại. Tuyên ngôn đã khơi nguồn sáng tạo, soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Bước vào thời kỳ đổi mới, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, một lần nữa Nhân dân Việt Nam lại bước vào cuộc chiến đấu đầy gian khó để xóa đói, giảm nghèo, lạc hậu và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện; Chính trị - xã hội ổn định; Quốc phòng, an ninh được giữ vững; An sinh xã hội được bảo đảm.
Khó khăn, thử thách càng làm cho ý chí kiên cường, khí phách của dân tộc ta phát huy cao độ hơn bao giờ hết. Những thành quả chúng ta đạt được trong 37 năm đổi mới đã bác bỏ những tiếng nói lạc điệu, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động hòng bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng, thành quả và con đường Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta. Đó chính là “Vững một niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào Chủ nghĩa Xã hội”
Thực tế đã chứng minh, lựa chọn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là con đường đúng đắn khi hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách đạt được những thành quả cách mạng to lớn, để “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Những thành tựu đó là cơ sở khách quan để khẳng định: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Theo GS.TS Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong hành trình giải phóng dân tộc hơn 90 năm qua thể hiện ở hai điểm chủ yếu nhất. Một là, Đảng đã đề ra đường lối đúng. Điều này khắc phục được sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của các phong trào giải phóng dân tộc trước đó, tiêu biểu là Phong trào Cần Vương, Phong trào dân chủ tư sản. Các phong trào này tuy anh dũng nhưng đường lối không phù hợp cho nên thất bại. Trong hành trình giải phóng dân tộc sau đó, tức là sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Đảng tiếp tục đề ra đường lối đúng đắn cho nên mới dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cứu nước, chống xâm lược ở biên giới phía Tây Nam và của thế lực bành trướng, hiếu chiến Trung Quốc ở biên giới phái Bắc. Đường lối mà “sai một ly thì đi một dặm”. Hai là, Đảng đã tổ chức thành công đường lối đó. Trong tổ chức lực lượng, Đảng đã tổ chức và huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để giải phóng dân tộc, đúng như quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”. Tôi muốn nhấn mạnh thêm, có để có được hai điểm đó thì Đảng, tự bản thân Đảng phải luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để trong sạch, vững mạnh. Mục tiêu và con đường phát triển của dân tộc Việt Nam từ năm 1945 đến nay và từ nay về sau, tức là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hoàn toàn hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người trong đó có chính của xã hội Việt Nam. Những người có niềm tin một cách khoa học không bao giờ thấy tương lai của con đường khác, ngoài con đường Chủ nghĩa Xã hội ở Việt
Rõ ràng trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, cạnh tranh nước lớn gia tăng, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách đẩy mạnh các hoạt động chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng ta, hòng làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tin vào chế độ. Mục đích của chúng không có gì thay đổi: Đó là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ Chủ nghĩa Xã hội. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phân tích: “Chúng ta càng thành công thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị càng điên cuống chống phá chúng ta vì chúng chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá chúng ta. Có thể nói, trong bối cảnh mới hiện nay thế giới khu vực nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó dự đoán và thế giới đang đi đến rất nhiều những giá trị mà không còn theo những cái nhìn nhận như trước đây. Bởi vì chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa nước lớn... đang chi phối rất mạnh. Các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu chống phá, sử dụng tất cả những công nghệ mới để chống phá chúng ta một cách rất tinh vi nên cuộc đấu tranh này sẽ là một cuộc đấu tranh bền bỉ, thường xuyên, quyết liệt, đồng bộ và với sự tham gia của tất cả mọi chúng ta trong Mặt trận tư tưởng lý luận.
Mặc dù các thế lực thù địch ra sức chống đối, thế nhưng không ai có thể phủ nhận một sự thật hiển nhiên là: những giá trị nhân loại tiến bộ đang theo đuổi như: xây dựng một xã hội thịnh vượng, đảm bảo lợi quyền cho nhân dân lao động, công bằng và phát triển bền vững.. lại không gì khác, chính là mục tiêu của Chủ nghĩa Xã hội đề ra, mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt
Đánh giá về mô hình CNXH ở Việt Nam cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng, Giáo sư Đại học Tổng hợp St.Petersburg, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh Vladimir Kolotov cho rằng sự ổn định chính trị ở Việt Nam là đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh bất ổn gia tăng trên thế giới và trong khu vực. Theo ông, ban lãnh đạo Đảng luôn xem xét cẩn trọng những thay đổi mạnh mẽ của các điều kiện bên trong và bên ngoài đất nước để đưa ra chiến lược phát triển hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong mỗi thời kỳ lịch sử. Việc phân tích cẩn trọng những cơ hội và thách thức đặt ra cho phép Việt Nam duy trì ổn định chính trị, đồng thời có thể gia tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng đẩy mạnh sự phát triển của đất nước và lạc quan nhìn về tương lai.
Ở Việt
Quyết tâm đấu tranh với tham nhũng - “giặc nội xâm” vẫn quyết liệt, xuyên suốt, bền bỉ. Phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng vào ngày 9/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Mọi thái độ nể nang, né tránh, hữu khuynh, "ngậm miệng ăn tiền" hoặc cực đoan, muốn lợi dụng phê bình để đả kích người khác, gây rối nội bộ, đều là không đúng”. Theo Tổng Bí thư, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc xây dựng tổ chức, xây dựng con người, là công tác con người, rất dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người. Vì vậy, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự phê bình, phân tích, mổ xẻ những ưu, khuyết điểm của chính bản thân mình; phải nhận xét, đánh giá về người khác. Nếu không thật tự giác, chân thành, công tâm, khách quan thì rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác; trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình:
Con đường đi lên CNXH là đúng đắn, nhưng thành công hay thất bại là do đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Theo GS,TS Mạch Quang Thắng: Công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay đạt được những kết quả bước đầu, xét về cả các mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, đạo đức, phương thức, v.v. Nhưng, so với yêu cầu thì vẫn còn khoảng cách, vẫn còn không ít những vấn đề nổi cộm cần được chú trọng hơn. Cụ thể ở trên năm điểm: Một là, cụ thể hoá, bổ sung, hoàn thiện những vấn đề nội dung đường lối đổi mới. Nhất là phải nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn bởi vì những vấn đề lý luận, về đường lối là từ sự tổng kết thực tiễn mà nên.; Hai là, làm thật tốt công tác tổ chức và cán bộ. Chỉ có tổ chức hợp lý, thật sự khoa học thì mới làm cho Đảng mạnh được. Còn công tác cán bộ, nói như Đại hội 13 của Đảng, thì là “then chốt của then chốt”. Có thể nói rằng, cán bộ nào thì cương lĩnh đó, cán bộ nào thì đường lối ấy, cán bộ nào thì quan điểm ấy, cán bộ nào thì phong trào ấy. Sự gương mẫu của cán bộ lãnh đạo các cấp, nhất là những cán bộ chủ chốt, có vai trò cực kỳ quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Phải nói đi đôi với làm. Phải nhất thiết chống đặc quyền, đặc lợi; Ba là, chú trọng xây dựng đội ngũ đảng viên thật chất lượng. Đừng để tình trạng còn tiếp diễn là một bộ phận không nhỏ, trong đó có cả cán bộ cấp cao, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; Bốn là, Đảng hoàn thiện đề ra những nguyên tắc xây dựng Đảng và thực hiện thật tốt những nguyên tắc đó; Năm là, Đảng phải đổi mới thực sự mối quan hệ với dân với tư duy là dảng chính là con đẻ của dân vì theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đảng từ xã hội mà ra, dân sinh ra Đảng, Đảng ta là con nòi, xuất thân từ giai cấp lao động; Đảng phải có trách nhiệm hiếu với dân, làm đày tớ, làm công bộc cho dân.
Trong thời kỳ đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, vẫn còn có ý kiến lo ngại là “đổi mới” hay “đổi màu”, công cuộc đổi mới có giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa hay không, phát triển có hợp quy luật không? Nhưng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: Đảng ta kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Đó là con đường đúng đắn mà người dân đặt trọn niềm tin; vững tin đi theo Đảng. ./.
Hồ Điệp - Hằng Nga