Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị. Ảnh: Internet.
Tây Nguyên - Một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh chính trị
Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; phía Bắc và phía Đông giáp 6 tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Nam đến Bình Thuận; phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận; phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và hai nước bạn Lào, Campuchia; với diện tích tự nhiên là 54.548 km2, chiếm 1/6 diện tích tự nhiên của cả nước.
Tây Nguyên được biết đến như là một vùng đất huyền thoại, là nơi cùng sinh sống của gần 6 triệu người thuộc tất cả 54 dân tộc anh em của Việt Nam, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, với gần 2,2 triệu người, chiếm hơn 37,5% dân số toàn vùng; lâu đời và đông nhất là đồng bào Ê Đê, M'nông, Gia Rai, Ba Na... Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết, đấu tranh cách mạng rất kiên cường; có nền văn hóa dân tộc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc sắc riêng. Đặc biệt, đây là vùng đất anh hùng, giàu truyền thống, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến thắng Buôn Mê Thuột - Tây Nguyên đã mở đầu cho cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy "Mùa xuân đại thắng" với Chiến dịch "Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975".
Với một số lý do nêu trên, Tây Nguyênthực sự là một địa bàn địa chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, thuộc tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; là "phên giậu phía Tây của Tổ quốc", là "nóc nhà của Đông Dương".
Bảo đảm an ninh chính trị vùng Tây Nguyên theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị
Về quan điểm, có thể thấy Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã kế thừa, bổ sung, phát triển 04 quan điểm của Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/1/2002 của Bộ Chính trị khóa IX và tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW cũng như Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2010 và thời kỳ 2011 - 2020.
Trong Nghị quyết số, Bộ Chính trị nêu lên 5 quan điểm chỉ đạo phù hợp với bối cảnh, tình hình mới, trong đó yêu cầu phải nhận thức rõ: Vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước… Xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh và tăng cường công tác đối ngoại. Lấy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội làm nền tảng cho việc giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội[1].
Bắt giữ một số đối tượng liên quan đến vụ việc xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Internet
Về mục tiêu và tầm nhìn, Nghị quyết xác định rõ các mục tiêu tổng quát đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhằm bảo đảm an ninh chính trị toàn vùng Tây Nguyên là: “Quốc phòng, an ninh khu vực biên giới được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được duy trì ổn định. Tổ chức đảng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường"[2].
Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, Nghị quyết số 23 nhấn mạnh phải bảo đảm an ninh chính trị “tập trung có trọng điểm các mục tiêu quan trọng về chính trị… các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo”, “đầu tư nâng cao năng lực của lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự cấp cơ sở”, đặc biệt phải “giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo thế chủ động trong phòng ngừa và đấu tranh, kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch”, “Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chốn lãng phí; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của các cấp chính quyền[3]” để ổn định phát triển vùng Tây Nguyên và cả nước.
Quyết tâm chính trị cao để đưa Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh chính trị ở Tây Nguyên đi vào cuộc sống
Nghị quyết 23-NQ/TW là sản phẩm kết tinh từ trí tuệ tập thể nên cần phải "Xác định rõ đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, chứ không chỉ là nhiệm vụ riêng của vùng và các địa phương trong vùng” hay một cơ quan chuyên trách nào. “Đồng thời, phải nhận thức thật đúng và giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa phát triển vùng và phát triển chung của cả nước: Cả nước vì vùng và vùng vì cả nước"[4].
Ngày 14/10/2022, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW. Thông qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, già làng, trưởng buôn, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc, trong các tổ chức tôn giáo nhằm triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết này của Bộ Chính trị. Ngay sau Hội nghị, Ban cán sự đảng Chính phủ đã khẩn trương, ráo riết chỉ đạo xây dựng, ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết; giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương trong vùng, “Trước mắt, Chính phủ cần tập trung ưu tiên sớm hoàn thiện và ban hành Quy hoạch phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo cơ sở để các địa phương trong Vùng xây dựng quy hoạch phát triển của địa phương mình[5].
Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước, kết hợp với huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển các công trình trọng điểm có sức lan tỏa, giải quyết các vấn đề phát triển vùng và liên vùng; phát triển vùng toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên[6].
Phấn đấu để các buôn, làng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có đảng viên và chi bộ đảng. Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ của vùng Tây Nguyên.
Ngọc Bách