Trong 30 năm lịch sử kháng chiến của miền Nam “thành đồng Tổ quốc”, miền Đông “gian lao mà anh dũng” và Tây Ninh “trung dũng kiên cường” đã có những đóng góp to lớn. Một trong những trang sử vàng hào hùng đó là chiến thắng Tua Hai vào ngày 26 tháng 1 năm 1960, được xem như tiếng súng hiệu lệnh của cuộc nổi dậy đồng loạt trong Phong trào đồng khởi toàn miền Nam năm 1960
Chiến thắng Tua Hai chấm dứt thòi kỳ đấu tranh chính trị, mở ra thời kỳ kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang để giải phóng miền Nam
Nhằm đánh phá cách mạng miền Nam sau năm 1954, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, đánh phá ác liệt phong trào cách mạng miền Nam. Trong khi đó, chấp hành nghiêm chỉnh Hiệp định Geneva, cách mạng miền Nam đã tiến hành chuyển quân tập kết và đường lối đấu tranh cách mạng ở miền Nam được Đảng xác định là đấu tranh chính trị bằng phương pháp hòa bình đòi đối phương thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Geneva, thực hiện hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước vào tháng 7 năm 1956.
Qua gần 5 năm, cuộc “chiến tranh một phía” (theo cách gọi của báo chí phương Tây) do chính quyền Sài Gòn tiến hành đã gây cho cách mạng miền Nam những tổn thất nặng nề. Năm 1960, Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa công bố Báo cáo Tổng kết 6 năm hoạt động của Chính phủ cho biết: từ năm 1954 đến năm 1960, chính quyền Sài Gòn đã mở 8.933.291 khóa giáo dục về chủ nghĩa nhân vị, tập hợp 18.759.111 lượt người tham gia, đã giúp phát hiện 516 cán bộ cộng sản nguy hiểm, chiêu hồi 3.250 cán bộ cộng sản về với quốc gia, có 25.700 cán bộ cộng sản bị cảnh sát bắt và 22.500 cán bộ bị lực lượng quân sự bắt[1].
Đến cuối 1959, ở miền Nam có 446.000 nguời bị bắt, 400.000 ngưòi bị tù đày, 68.000 người bị sát hại[2]. Riêng tại Tây Ninh, đảng viên thiệt hại đến chín phần muời (từ 3.000 đồng chí xuống còn 300 đồng chí)[3]. Đường lối đấu tranh chính trị bằng phương pháp hòa bình trên thực tế đã không còn phù hợp. Chính sách khủng bố tàn bạo của chính quyền Sài Gòn đã đẩy nhân dân yêu nước miền Nam đến chỗ không còn con đường nào khác là vùng lên đấu tranh chống lại kẻ thù.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa II) đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng vốn đã âm ỉ cháy trong lòng nhân dân miền Nam từ sau năm 1954 đến lúc đó. Với sự thay đổi đường lối của Trung ương Đảng, phong trào “đồng khỏi” nổ ra, chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chế độ miền Nam, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng miền Nam.
Phong trào “đồng khởi” chống chính quyền Sài Gòn, giành quyền làm chủ diễn ra với hai hình thái điển hình sau:
Tại Bến Tre (Trung Nam Bộ), phong trào đi từ nổi dậy của quần chúng kết họp với đấu tranh vũ trang, giành chính quyền, mà nội dung chủ yếu thể hiện ở ba điểm: sơ tán ngược (từ căn cứ về bám cơ sở), tay không vũ trang và đội quân tóc dài. .
Tại Tây Ninh (Đông Nam Bộ), phong trào bắt đầu từ tiến công quân sự tiêu diệt địch, kết hợp với nổi dậy của quần chúng, giải phóng xã ấp, giành chính quyền về tay nhân dân.
Chiến thắng Tua Hai chính là sự bắt đầu đó. Chiến thắng Tua Hai nằm trong năm “đồng khởi”, biến năm 1960 trở thành “năm bản lề” xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam. Với chiến thắng Tua Hai, lịch sử đã tiếp nối khí thế “hồi chín năm” trong cuộc đọ sức với kẻ thù mới.
Khẳng định sự đúng đắn trong chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
Chiến thắng Tua Hai là chiến thắng quân sự lớn đầu tiên thực hiện sự chuyển hướng trong đừòng lối cách mạng miền Nam của Đảng. Từ đấu tranh chính trị chuyển lên kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, xây dựng lực lượng ba thứ quân và tìm ra phương thức tác chiến phù hợp với các chiến lược quân sự của địch là yêu cầu đặt ra cho Đảng bộ Tây Ninh, Đảng bộ nam Bộ sau Tua Hai.
Đảng đã phải mất hơn bốn năm đề tìm ra đưòng lối thích hợp cho cách mạng miền Nam. Tìm ra con đường giải phóng miền Nam trong hoàn cảnh quốc tế phức tạp lúc đó là một quá trình không đơn giản. Theo quy luật: có áp bức có đấu tranh, nên khi chính quyền Ngô Đình Diệm không chỉ dừng ở việc áp bức tinh thần, tư tưởng nhân dân miền Nam, bắt ly khai tư tuởng cộng sản, con ly cha, vợ ly chồng, đã đi đến chỗ phát xít hóa cao độ, khủng bố tàn bạo đồng bào yêu nuớc miền Nam, giết hại hàng chục nghìn nguời, tất yếu nhân dân phải vùng lên. Trước yêu cầu bức xúc của tình hình. Trung ương Đảng đã đề ra Nghị quyết 15, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, dùng bạo lực cách mạng của quần chúng tiến lên đánh đổ chính quyền thân Mỹ ở miền Nam. Cùng vói sự nôi dậy của nhân dân Quảng Ngãi, Bến Tre, chiến thắng quân sự Tua Hai đã đánh dấu sự chuyển biến chính thức đầu tiên lên đấu tranh vũ trang. Tiếng súng tiến công Tua Hai đã chấm dứt thời kỳ “cộng sản bị kẹt đường lôi”, “kẹt hiệp định”, “cộng sản có súng nhưng không dám bắn” như lời các phần tử tay sai ác ôn đang xuyên tạc. Chiến thắng Tua Hai đánh dấu một buớc ngoặt trong đường lối chỉ đạo cách mạng miền Nam của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp, phong trào xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, huấn luyện phương thức tác chiến thích hợp trên toàn miền Nam đã phát triển mạnh mẽ. Chiến thắng Tua Hai và phong trào “đồng khởi” trên toàn miền Nam trong năm 1960 là cơ sở để Trung ương Đảng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đường lối, phương châm đấu tranh cách mạng hai chân, ba mũi, trong đó xác định đấu tranh vũ trang ngày càng quan trọng, quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam từ đó về sau.
Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Phạm Viết Thanh dâng hương tại Đài tưởng niệm liệt sĩ, Khu Di tích lịch sử Tua Hai nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Tua Hai (1/2020)
Chiến thắng Tua Hai Là kết quả của sự phối hợp, sự chuẩn bị mọi mặt, lâu dài, gian khổ của quân và dân miền Đông Nam Bộ cùng quân và dân Tây Ninh
Ngay từ khi chuyển quân tập kết, Xứ ủy Nam Bộ đã chỉ đạo để lại một số cán bộ quân sự, chôn giấu vũ khí. Miền Đông Nam Bộ chôn giấu súng đạn đủ trang bị cho 3 đại đội, có cả đại liên, trung liên. Tại Chiến khu Đ, ta cất giấu 450 súng các loại và một số máy móc. Tỉnh ủy Tây Ninh cũng chỉ đạo các huyện Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Gia Bình, Gia Lộc, Phước Trạch, Hiệp Thạnh chôn giấu 230 súng các loại. Đó là sự chuẩn bị đầu tiên cho cuộc đấu tranh sau này, như một dự báo sáng suốt.
Trong lúc chính quyền Ngô Đình Diệm xung đột với lực lượng Cao Đài ly khai, Tỉnh ủy Tây Ninh đã cử cán bộ liên hệ nắm lực lượng này. Kết quả, cách mạng đã thu phục lực lưọng Cao Đài ly khai về với cách mạng (tiêu biểu là thiếu tá Hồ Thanh Mừng). Danh nghĩa Cao Đài ly khai, Bình Xuyên cũng được lấy làm danh nghĩa hợp pháp cho lực lượng vũ trang giải phóng còn non trẻ.
Tiến đánh một cứ điểm quân sự lớn như Tua Hai do 3 tiểu đoàn bộ binh, đại đội pháo binh với 1.694 tên đóng giữ không thể không có lực lượng vũ trang tập trung. Giữa năm 1958, Xứ ủy Nam Bộ đã chỉ đạo thành lập Ban Quân sự miền Đông, tiến hành xây dựng các đơn vị vũ trang tập trung. Đó cũng là thế mạnh khác với miền Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Ngoài các đơn vị vũ trang địa phưong, Ban Quân sự miền Đông đã xây dựng được 4 đại đội, trong đó có 3 đại đội bộ binh, một đại đội đặc công. Hầu hết lực luựng này đuợc sử dụng cho trận đầu tiên ở Tua Hai, tất cả khoảng 300 chiến sĩ. Tỉnh Tây Ninh còn huy động hon 300 đảng viên, đoàn viên, quần chúng trung kiên làm nhiệm vụ phục vụ trận đánh.
Góp phần vào chiến thắng Tua Hai cồn có lực lượng nội tuyến. Ngay từ tháng 7 năm 1954, Ban Binh vận Xứ ủy Nam Bộ và Tỉnh ủy Tây Ninh đã chú ý xây dựng được cơ sở nội tuyến khá mạnh trong lực luợng địch đóng ở Tua Hai. Tuy lúc nổ ra trận đánh, lực lượng nội tuyến trong căn cứ đã bị địch phát hiện, nhung đã góp phần quan trọng vào xây dựng kế hoạch trận đánh. Binh vận tạo ra sự tan rã về tinh thần binh lính địch, tạo thời cơ cho trận đánh. Do khả năng binh biến luôn thường trực trong binh lính, Chỉ huy căn cứ Tua Hai không dám trang bị vũ khí cho tất cả quân số trong căn cứ. Do đó, khi lực lượng vũ trang cách mạng tiến công, chỉ có một bộ phận lính địch trực chiến mang vũ khí. Thực hiện kế hoạch tác chiến, Tết Canh Tý 1960, cơ sở cách mạng đã vận động hơn 400 binh lính trong căn cứ (đa số là lính mới) xin về nhà hoặc “xé rào” bỏ về nhà ăn Tết, giảm một phần tư quân số có mặt. Sự tan rã tinh thần chiến đấu thể hiện rõ nhất ở Tiểu đoàn 3 của địch: hai phần ba quân lính mạnh ai lấy chạy khi căn cứ bị nổ súng tiến công.
Đánh Tua Hai vào dịp Tết là lúc địch lơ là mất cảnh giác nhất, có thể tạo ra yếu tố bất ngờ. Chính vì thế, Ban Quân sự miền Đông đã chọn thời điểm tối 28 Tết Canh Tý để tiến công. Lúc đó, quân số trong căn cứ đã giảm 400 tên, chỉ có một trung đội thuờng trực chiến đấu đuợc trang bị vũ khí. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi, và điều kiện đó cũng do cố gắng chủ quan về binh vận tạo ra. Việc chọn đúng thời cơ cũng phải phù họp với tình hình cách mạng chung trên toàn Miền và đường lối chung của Đảng. Thời điểm giữa năm 1959, khi lực luợng nội tuyến trong căn cứ còn mạnh, Xứ ủy Nam Bộ và Tỉnh ủy Tây Ninh đã xem xét, cân nhắc và không tán thành binh biến sớm vì thời cơ chưa chín mùi. Nếu lúc đó, trận đánh diễn ra, ta cũng có thể giành thắng lợi, nhung tác động và ảnh hưởng của nó không thể lớn như vào đầu năm 1960, khi khí thế cách mạng đã hừng hực khắp nơi, khi phong trào “đồng khởi” ở Bến Tre đã nổ ra mãnh liệt, thì tiến công Tua Hai chính là hiệu lệnh cho “đồng khởi” ở Đông Nam Bộ.
Chiến thắng Tua Hai là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài từ nhiều năm, sự cân nhắc tính toán kỹ lưỡng, sáng suốt, tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đấu dũng cảm của cán bộ, đảng viên, quân và dân Đông Nam Bộ và Tây Ninh[4].
Chiến thắng Tua Hai cổ vũ phong trào “đồng khởi” ở Tây Ninh và Đông Nam Bộ phát triển mạnh mẽ
Ngay trong đêm 25, rạng ngày 26 /01/1960 và những ngày sau đó, quân và dân Tây Ninh đã bức rút, bức hàng các đồn bót như đồn Cầu Vịnh (Hảo Đước), đồn Hòa Hiệp (Châu Thành), bót cầu Ván (Trảng Bàng). Quân địch đồn trú ở nhiều đồn bót dọc đuờng 22 lên biên giới Campuchia và dọc các tỉnh lộ bỏ chạy. Nhân đà đó, nhân dân nhiều nơi trong tỉnh đã vùng lên chiếm đồn bót, giải phóng xã ấp. Sau một tháng, lực luợng vũ trang huyện Châu Thành đã cùng đồng bào địa phương nổi dậy, diệt 13 đồn bót. Tổng Phước Hưng giải phóng 6/7 xã. Tổng Hòa Ninh giải phóng 5/8 xã. Tại huyện Trảng Bàng, nhân dân các xã Đôn Thuận, Lộc Hưng, Phước Lưu, Phước Chỉ, Bình Thạnh diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ. Tại các huyện Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu, đuợc lực lượng vũ trang hỗ trợ, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển mạnh. Bộ máy kìm kẹp của chính quyền Ngô Đình Diệm ở hầu hết các xã ấp tan rã, nhân dân đứng lên giành quyền làm chủ với nhiều mức độ khác nhau. Quần chúng đã phá nhiều khu dinh điền, khu trù mật, bung về làng cũ làm ăn.
Phát huy chiến thắng Tua Hai, quân và dân Tây Ninh đã kết hợp đấu tranh vũ trang, chính trị, binh vận, diệt 30 dồn bót (50 % số đồn bót trong tỉnh), giải phóng hoàn toàn 24 xã, giải phóng cơ bản 19 xã trong tổng số 49 xã toàn tỉnh. Tề, dân vệ cơ sở tan rã tới 70 -80 phần trăm. Số còn lại co cụm về thị xã, thị trấn. Vùng giải phóng và căn cứ kháng chiến được mở rộng, tạo thành thế liên hoàn.
Chiến thắng Tua Hai cổ vũ nhân dân Tây Ninh và miền Nam
vùng lên Đồng khởi (Ảnh Tư liệu)
Chiến thắng Tua Hai chấm dứt thời kỳ ổn định của chế độ thân Mỹ tại miền Nam
Từ sau Hiệp định Geneve, thất bại quân sự lón nhất của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam là ở Tua Hai. Nó là dấu hiệu báo trước sự thất bại của đội quân đánh thuê cho đế quốc Mỹ, đông nhưng không mạnh, nhất định bị lực luợng vũ trang nhân dân ta đè bẹp.
Căn cứ Tua Hai là căn cứ cấp trung đoàn của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Vì vậy, Mỹ và chính quyền Sài Gòn có phần chủ quan, cho rằng Việt cộng không đủ sức và không dám tiến công một căn cứ lớn như vậy. Trên thực tế, việc lực lượng vũ trang cách mạng đánh chiếm các đồn bót chỉ có từ cấp trung đội đến đại đội địch đóng giữ cũng đã rất khó khăn. Bởi thế, chính quyền Sài Gòn thực sự bị bất ngờ đến kinh ngạc khi nghe tin Tua Hai bị tấn công[5].
Quân và dân Tây Ninh tiến công Tua Hai là đánh vào chỗ mạnh của địch, một đon vị lớn của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Hơn nữa, chính quyền Ngô Đình Diệm vừa thực hiện cải tổ 10 sư đoàn quân đội quốc gia thành 7 sư đoàn mạnh, được ca tụng là để “lấp sông Bến Hải”, đánh ra miền Bắc. Việc tiến công Tua Hai cho thấy quyết tâm lớn của quân và dân Đông Nam Bộ, quân và dân Tây Ninh trong trận ra quân đầu tiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các yêu cầu của trận đánh đều đạt được, diệt và bắt sống 500 tên địch, thu trên 1.000 khẩu súng các loại, phá tan căn cứ. Chiến thắng Tua Hai gây chấn động rất lớn cả về quân sự và chính trị đối với chế độ Ngô Đình Diệm.
Thế hệ trẻ tại Khu Di tích lịch sử Chiến thắng Tua Hai
Những bài học lịch sử
Bài học về sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng. Ở cấp Trung uơng, Nghị quyết 15 vói chủ trương đấu tranh vũ trang đã đáp ứng nguyện vọng, mong mỏi bao lâu của quần chứng nhân dân, nên đã biến tư tuởng thành hành động cách mạng mạnh mẽ. Ở cấp địa phưong, vai trò lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Tỉnh ủy Tây Ninh trực tiếp quyết định thắng lợi. Điều đó thể hiện ở chỗ: nhanh chóng phổ biến tinh thần nghị quyết của Trung ưong, tổ chức thực hiện sáng tạo, kịp thời, có kế hoạch chặt chẽ. Sự thông suốt tư tuởng từ Trung ương xuống địa phuơng, tinh thần quán triệt nhanh nhạy, kịp thời và tổ chức thực hiện chu đáo đuờng lối là bài học về sự lãnh đạo kịp thời, nguyên nhân chính của chiến thắng Tua Hai.
Bài học về tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ. Thực tế chiến thắng Tua Hai là kết quả của sự vận dụng các mũi đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận trong đó nổi bật vai trò mũi tiến công quân sự và binh vận. Đó cũng là kết quả của quá trình xây dụng cơ sở Đảng, Đoàn, cơ sở quần chúng cách mạng trong lòng nhân dân. Lực lượng đó chỉ đợi lời hiệu triệu của Đảng là vùng lên đấu tranh. Trận đánh là sự tổng hợp các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Bài học về phát huy cao dộ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí kiên cường, quật khởi của quân và dân ta. Tiến đánh một căn cứ lón như Tua Hai trong điều kiện lực lượng vũ trang cách mạng còn yếu thì vấn đề đầu tiên là xây dụng quyết tâm. Ngay từ khi xây dựng kế hoạch đánh một trận lớn theo yêu cầu của Xứ ủy Nam Bộ, Ban Quân sự miền Đông và Tỉnh ủy Tây Ninh đã chọn phương án đánh mục tiêu lớn hơn. Tua Hai, một căn cứ cấp trung đoàn của địch. Chính vì thế yêu cầu tư tưởng là phải nỗ lực cao độ, phát huy tinh thần anh dũng kiên cường, không sợ hy sinh của quân và dân ta. Đó chính là thế mạnh tuyệt đối của cách mạng mà kẻ thù không bao giờ có được. Chỉ với một lực lượng ít hơn nhiều về quân số, vũ khí, chúng ta đã làm nên một thắng lọi quân sự to lớn, chấn động toàn Miền. Điều đó chỉ có thể có được bởi sự phát huy cao độ truyền thống cách mạng vẻ vang, tinh thần quật khởi và ý chí cách mạng sắt son của miền Đông gian lao mà anh dũng, của nhân dân Tây Ninh trung dũng, kiên cường.
Chiến thắng Tua Hai mãi mãi là một dấu son chói lọi trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
Bình Nguyễn
[1] Võ Thị Thanh Thảo, Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng tại miền Nam Việt Nam (1954-1960), Luận án Phó tiến sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội, 1999, tr. 25.
[2] Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tập 2, Chuyển chiến lược, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 178.
[3] Ban Tổng kết chiến tranh-Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Tây Ninh-30 năm trung dũng, kiên cường, xuất bản năm 1990, tr. 177 và 210.
[4] Chính vì vây, thương vong của lực lượng vũ trang cách mạng trong trận đánh không đáng kể, có 7 chiến sỹ hy sinh và một số nhỏ khác bị thương, trong khi hiệu quả trận đánh rất cao.
[5] Thú nhận của Đỗ Thiệu, Đại úy, Sĩ quan tùy tùng Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.