Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội IV và Đại hội V tiếp tục khẳng định mục đích của Đảng là thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam và nêu rõ những vấn đề thuộc về bản chất giai cấp công nhân của Đảng như lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, kết hợp đúng đắn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, lấy nguyên tắc tổ chức cơ bản là tập trung dân chủ…
Việc Đại hội IV quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với việc đổi tên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đó cũng cho thấy tinh thần kiên định con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Như vậy, bước vào giai đoạn cách mạng mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định vấn đề phải giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
Thực hiện đường lối xây dựng Đảng đó, Đảng đã tăng cường kết nạp đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân, trong các cấp ủy Đảng, “số xuất thân từ công nhân được tăng thêm”[1]. Hệ thống trường Đảng các cấp được mở rộng, công tác giáo dục lý luận được tăng cường, từ năm 1976 đến 1982 đã có trên một triệu đảng viên được học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị theo các chương trình khác nhau. Báo chí, đài phát thanh, truyền hình, công tác văn hóa văn nghệ và các công cụ tuyên truyền của Đảng và nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền theo những nội dung như phát huy thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện hòa hợp dân tộc; hướng đất nước đi lên theo con đướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiểu biết về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, tuyên truyền cổ vũ cho một số nhân tố mới trong việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo tinh thần nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV.
Thời kỳ này, do vấn đề “ai thắng ai” trở thành vấn đề lý luận cơ bản trong quá trình đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, Nghị quyết Đại hội V nêu rõ nhiệm vụ quán triệt đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, kiên định và nâng cao lập trường giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường, khắc phục các thiên hướng “hữu” và “tả”, xác định lập trường kiên định cho cán bộ đảng viên và nhân dân, phê phán sâu sắc những biểu hiện tư tưởng tiểu tư sản, kiên quyết chống tư tưởng tư sản, chống tàn dư văn hóa thực dân mới và tàn dư tư tưởng phong kiến.
Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (Ảnh tư liệu)
Tuy nhiên, hoạt động giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong thời kỳ này phạm một số khuyết điểm như:
Về công tác tổ chức - cán bộ: có thời kỳ trước Đại hội VI trong quân đội bỏ chế độ Đảng ủy các cấp, thay vào đó bằng chế độ Hội đồng quân sự, tập trung quyền vào thủ trưởng đơn vị, ảnh hưởng lớn đến chế độ tập thể lãnh đạo, các nhân phụ trách. Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, những năm 1976-1982, có thiên hướng nặng về các tiêu chuẩn quá trình cách mạng, nhiệt tình công tác mà góp phần xem nhẹ trình độ học vấn, kiến thức khoa học, hiệu quả công việc cụ thể. Ngược lại, những năm 1982-1986, trong lựa chọn và bố trí cán bộ, nhấn mạnh đơn thuần học vị, bằng cấp mà không chú ý đầy đủ đến thục chất trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý và quá trình rèn luyện, thử thách trong thực tế công tác; không chú ý đúng mức vấn đề đường lối giai cấp trong công tác cán bộ coi nhẹ thành phần công nhân, chạy theo hướng trí thức hóa…
Về công tác tư tưởng: tuyên truyền còn một chiều, chưa sát thực tế, thiếu tổng kết thực tiễn, thiếu dự báo và chuẩn bị tư tưởng trưứoc những phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế.
Một số khuyết điểm trên đẫ ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, niềm tin của nhân dân đối với đường lối chính trị của Đảng bị giảm sút.
Một số bài học kinh nghiệm về giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng giai đoạn 1930-1986
1. Căn cứ vào đặc thù của việc thành lập và phát triển của Đảng cộng sản ở một nước nông nghiệp, giai cấp công nhân còn nhỏ bé để luôn nhấn mạnh bản chất giai cấp công nhân của Đảng, coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lập trường quan điểm giai cấp công nhân cho cán bộ đảng viên. Ở một nước như nước ta, thành phần đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân chiếm tỉ lệ nhỏ là tất yếu. Nhưng không vì thế mà Đảng ta không mang bản chất giai cấp công nhân. Bởi vì Đảng ta luôn nhấn mạnh, luôn kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, đó là hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin với quy luật về sự ra đời và phát triển của Đảng vô sản, đó là đường lối chính trị đúng đắn luôn kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, cộng sản chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, đó là việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đảng viên giác ngộ lý tưởng và tuyệt đối trung thành với cách mạng… Không một phút xa rời những nguyên tắc đó, không mơ hồ dao động trước những bước chuyển khó khăn của cách mạng, trước những luận điệu tuyên truyền của kẻ thù, tin tưởng tuyệt đối vào tiền đồ cách mạng.
2. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, với những nhiệm vụ chính trị khác nhau, cần thấy nội dung vấn đề giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng có sự khác nhau để tập trung vào những nội dung then chốt đồng thời giải quyết đúng đắn các nội dung khác. Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và kháng chiến, bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện rõ qua đội ngũ cán bộ đảng viên với tinh thân tiên phong, gương mẫu không sợ gian khổ, quyết tâm chiến đấu cao độ, sẵn sàng hy sinh thân mình vì lý tưởng cộng sản. Nhờ đó, dù có nhiều giai cấp, nhiều Đảng phái chính trị tham gia vào phong trào dân tộc, nhưng trước sức mạnh đàn áp của kẻ thù, đa số các đảng chính trị bộc lộ rõ lập trường cải lương, đảng viên thoái chí, để chỉ còn Đảng cộng sản đi tiên phong trong cuộc đấu tranh sống còn với kẻ thù dân tộc. Trong thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bản chất giai cấp công nhân của cán bộ, đảng viên lại thể hiệỉctước hết qua sự nhận thức và xác định rõ con đường đi lên của cách mạng Việt Nam, nhận thức rõ vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, từ đó xây dựng lập trường kiên định và quyết tâm vượt mọi khó khăn trên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, .
3. Bài học về tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác tư tưởng của Đảng. Đây là công tác quan trọng hàng đầu không thể một phút lơi lỏng, phải được tiến hành thường xuyên liên tục, nhất là trong điều kiện số đông đảng viên xuất thân không phải từ giai cấp công nhân, chưa xây dựng được ý thức giác ngộ giai cấp về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Kẻ thù dân tộc, kẻ thù giai cấp không chỉ tiêu diệt đảng viên cộng sản về thể xác mà còn cả về tinh thần, tư tưởng, nhất là khi cách mạng đang ở trong những bước thụt lùi, khi có một số đảng viên hoang mang, dao động. Thực tế lịch sử cho thấy những khi công tác tư tưởng bị buông lơi nhất định nảy sinh những chệnh choạc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong xây dựng và phát triển tổ chức. Công tác tư tưởng càng đặc biệt quan trọng ở những thời điểm có tính chất bước ngoặt của cách mạng, khi tình hình thế giới và trong nước có nhứng biến động lớn tác động đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.
4. Bài học về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng xét đến cùng thể hiện qua hoạt động của mỗi cán bộ, đảng viên. Do đó, phải xây dựng cho được đội ngũ đảng viên tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, suốt đời phấn đấu hy sinh vì lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh giải phóng, đó là những người không ngại gian khổ hy sinh, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là những người giác ngộ lập trường giai cấp công nhân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa đồng thời có đủ trình độ, năng lực về lý luận và thực tiễn, để có thể đương đầu và giải quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh trên con đường thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
Lê Minh
[1] . Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 43, tr. 258.