Ngay trước ngày nổ súng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chúng ta đã chuyển từ phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang phương án “đánh chắc, tiến chắc”. Tuy nhiên, để bảo đảm thắng lợi của chiến dịch, chúng ta đã xây dựng và trên thực tế đã thực hiện hai phương án chi viện chiến dịch này
Chi viện theo phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh”
Tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và xác định đây là chiến dịch hết sức quan trọng đối với thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tổng quân số tham gia chiến dịch lên tới trên 50.000 người.
Do Điện Biên Phủ cách xa các vùng hậu phương chiến lược Thanh-Nghệ-Tĩnh và Việt Bắc hơn 500 km, nhân tài vật lực tại chỗ khó khăn, nên kế hoạch tác chiến dự kiến lúc đầu là “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Hậu phương và ngành hậu cần quân đội đã làm hết sức mình để chuẩn bị cho chiến dịch.
Trước hết, Hội đồng cung cấp mặt trận và các đơn vị bộ đội chủ lực đã phối hợp tổ chức mở đường tập kết lực lượng lên mặt trận. Đường hành quân của bộ đội, đường vận tải của dân công từ hậu phương lên tiền tuyến phải quanh co qua nhiều núi cao, suối sâu, nên việc bảo vệ sức khỏe bộ đội, dân công, giữ vững quân số được đặc biệt chú ý.
Đến cuối tháng 12/1953, đại bộ phận lực lượng bộ đội và dân công hỏa tuyến đều đã vợt qua hàng trăm cây số có mặt ở các vị trí xuất phát đánh định với tinh thần và quyết tâm chiến đấu cao nhất.
Nhu cầu vật chất cho chiến dịch theo phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh” dự tính là: 7.730 tấn gạo, 140 tấn muối, 465 tấn lơng thực khô, 343 tấn đạn dược, thời gian chuẩn bị yêu cầu đến 30/1/1954 phải hoàn thành.
Để đưa được khối lượng vật chất đó ra hoả tuyến, đúng thời gian quy định, ta đã tổ chức 2 tuyến vận tải: tuyến phía Nam, sử dụng dân công chuyển lương thực, đạn dược phục vụ các đơn vị chiến đấu ở phía nam Điện Biên Phủ và tuyến phía Đông, sử dụng 9 đại đội ô tô chuyển hàng từ Việt Bắc sang Tây Bắc. Tuyến này chia làm hai cung: 4 đại đội chở vũ khí, xăng dầu từ Lạng Sơn, Cao Bằng và các kho hậu cần chiến lược đến mặt trận; 5 đại đội vận chuyển từ các kho dự trữ ở binh trạm Tuyên-Phú (Tuyên Quang- Phú Thọ) và tiếp chuyển từ Yên Bái, Nghĩa Lộ đến mặt trận. Ta sử dụng lực lượng tập trung vận tải từng đợt, đợt đầu chuyển đến Sơn La, đợt 2 chuyền từ Sơn La lên Tuần Giáo và vào Điện Biên Phủ đến cây số 62.
Dân công vận chuyển lương thực lên Điện Biên Phủ (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Viêt Nam)
Với tinh thần tất cả cho mặt trận, tuyến vận tải của Hội đồng cung cấp mặt trận và của hậu cần chiến dịch được bố trí an toàn nhất, hợp lý nhất nên dân công đã đưa hàng đến đích an toàn, kịp thời cho chiến dịch.
Đến cuối tháng 1/1954, hậu phương đã hoàn thành việc chuẩn bị chu đáo cho chiến dịch theo kế hoạch “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Nhưng vì tình hình địch có nhiều thay đổi nên ta đã quyết định thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”. Cuộc tiến công dự kiến bắt đầu vào ngày 26/1/1954 được đình hoãn, bộ đội ta đã kéo pháo ra, tiếp tục chuẩn bị mọi mặt chu đáo hơn để bảo đảm chắc thắng. Một phần vật chất và lực lượng dân công được huy động phục vụ Chiến dịch Thượng Lào (từ 28/1 đến tháng 10/ 2/1954).
Chi viện theo phương án “đánh chắc, tiến chắc”
Theo phương châm tác chiến mới, công tác tổ chức bảo đảm hậu cần, nhất là việc cung cấp lương thực, đạn dược, đường sá, vận tải, bảo đảm quân y,... trở nên nặng nề hơn đối với hậu phương. Tổng số cán bộ, chiến sĩ của bộ máy hậu cần chiến dịch lên tới 3.168 người, lực lượng dân công và thanh niên xung phong phục vụ ở tiền tuyến có gần 50.000 người. Số dân công được huy động làm thành nhiều đợt, luân phiên và kế tiếp nhau, đợt trước chưa về đợt sau đã lên đường, lên tới hàng chục vạn người.
Về công tác vận tải, từ giữa tháng 2/1954, tuyến vận tải của Hội đồng cung cấp mặt trận được kéo dài thêm đến Sơn La để tuyến hậu cần chiến dịch có điều kiện vươn lên phía trước. Lực lượng vận tải, hệ thống kho tàng từ Sơn La lên Điện Biên Phủ được chia ra làm ba tuyến: Tuyến Sơn La -Tuần Giáo, tuyến Tuần Giáo-cây số 62 (đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ) và tuyến cây số 62 trở vào hỏa tuyển (tuyền này gọi là tuyến hậu cần hỏa tuyến). Mỗi tuyến đều có ban chi huy đại diện cho Tổng cục hậu cần, thống nhất chỉ huy các lực lượng trực thuộc tuyến.
Trong việc vận tải ở phía sau, trên hướng chính, từ phía Đông sang, ta đã sử dụng 9 đại đội ô tô và 7 đại đội xe mới thành lập, có nhiệm vụ vận tải hàng từ Lạng Sơn, Cao Bằng và các kho chiến liợc ở hậu phiơng ra trung tuyến. Số xe sử dụng trên hiớng này lúc cao nhất là 628 chiếc, ngoài ra còn có đội ca nô 26B dùng 8 ca nô kéo thuyền trên công Thao, sông Đà và kéo phà ở 7 bến phà trên các dòng sông.
Trên tuyến sông Nậm Na, từ phía Bắc xuống, ta đã phá hàng trăm thác ghềnh mở đợc tuyến từ Ba Nậm Cúm về Lai Châu. Dân công đã lấy gần 60 vạn cây tre nứa đóng gần l2 nghìn bè mảng để vận tải 2.010 tấn gạo từ vùng Phong Thổ về Lai Châu, từ đó tiếp chuyển bằng đường bộ về Điện Biên Phủ.
Trên các tuyến đường bộ từ phía Nam lên, một lực lượng lớn hàng chục vạn dân công và rất nhiều phương tiện thô sơ (7.000 xe cút kít, 1.800 xe đạp, 300 xe ngựa) được huy động để đảm nhiệm việc chuyển hàng từ Liên khu IV, Liên khu III ra mặt trận.
Mặc dù máy bay, pháo binh quân đội Pháp đánh phá mạnh các tuyến vận tải của ta từ hậu phương ra tiền tuyến, như khu vực Đèo Khế (Thái Nguyên), Đèo Cả (Bắc Giang), Cò Nòi (Sơn La) Đèo Pa Đin (Lai Châu)...nhưng không thể ngăn chặn sự chi viện sức người, sức của cho chiến dịch.
Về cứu chữa thương bệnh binh, do chiến sự dài ngày, gay go, ác liệt nên số thương binh nhiều và tổng số bệnh binh cũng bằng gần một nửa tổng số thương binh, vượt hơn nhiều dự tính lúc đầu, nhất là trong đợt tiến công ác liệt vào vị trí địch ở phía đưông. Số thương binh nặng chiếm tỷ lệ cao hơn so với các chiến dịch trước, đa số vết thương là do đạn đại bác của địch gây nên (gần 86%). Tổng số thương binh (không kể tử vong) đưa về tuyến đội điều trị, chiếm tới 18 % tổng quân số tham gia chiến dịch.
Để bảo đảm cứu chữa thương, bệnh binh, hậu cần chiến dịch đã bố trí 2 tuyến quân y điều trị. Tuyến trước có 4 đội điều trị của các đại đoàn và 2 đội điều trị của Cục Quân y; tuyến sau có 5 đội điều trị của Cục Quân y, tồ chức thành các bệnh viện mặt trận. Phương châm của ta là vừa tác chiến vừa tổ chức cứu chữa và vận chuyển thương binh về phía sau, không kể ngày đêm. Các đơn vị xe ô tô đã bảo đảm vận chuyển tới 85 % số thương binh cần chuyển về hậu phương. Số thương binh còn lại, không thể đi xe mà phải cáng bộ, được dân công đảm nhiệm. Trên các tuyến vận tải an toàn hơn song rất khó đi, dân công, nhất là phụ nữ đã vừa là người vận tải, vừa là người chắm sóc, cứu chữa, đã ngày đêm tận tình chuyển hàng ngàn thương binh, bệnh binh nặng về hậu phương.
Về cung cấp vũ khí, đạn dược: Tổng số pháo mặt đất, pháo phòng không, súng cối từ 82 ly trở lên mà bộ đội sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là 316 khẩu. Hậu phương đã cố gắng chuẩn bị được 1.450 tấn đạn các loại (xấp xỉ con số kế hoạch đề ra là 1.500 tấn). Để giảm một phần khó khăn về cung cấp của mình, ngăn chặn sự tiếp viện của đối phương, ta còn thực hiện chiến thuật bao vây, đánh lấn, cô lập hậu cần của Pháp và tổ chức đoạt dù tiếp tế của quân Pháp. Có lúc, bộ đội ta đã thu được tới 50% số dù tiếp tế của quân đội Pháp và bổ sung được một số lớn vật phẩm, nhất là đạn pháo 105mm.
Bộ đội ta tiến công quân Pháp trên Đồi A 1, ngày 6/5/1954 (Ảnh: TTXVN)
Về cung cấp lương thực, thực phẩm, do lực lượng bộ đội, dân công hoả tuyến lên tới khoảng 100.000 người, nên vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm là hết sức quan trọng, chiếm tới trên 70% khối lượng vật chất cung cấp cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Hậu phương, hậu cần đã làm hết sức mình và đã giải quyết tốt việc bảo đảm lương thực, thực phẩm cho bộ đội, dân công. Khi chiến dịch khéo dài, hoạt động vất vả, ăn uống kém, sức khoẻ của bộ đội bị giảm sút, hậu phương đã tổ chức thu mua, chế biến thực phẩm đưa lên tiếp tế cho bộ đội, như làm thịt ớp, muối dưa, cung cấp thêm vừng, đậu xanh, lạc, nước mắm cô đặc, cá khô. Bếp nấu cơm được đa ra sát trận địa để bộ đội được ăn cơm nóng.
Về động viên chính trị tinh thần, hâu phương đã có nhiều phong trào hướng ra tiền tuyến, như thi đua đóng góp sức ngời, sức của, đi bộ đội, dân công, hăng hái đấu tranh giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất, viết thư động viên người thân ở hỏa tuyến…. Sự quan tâm của nhân dân hậu phương, các tin tức thắng lợi của cuộc đấu tranh dân chủ ở vùng tự do, các cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân vùng tạm bị chiếm đã có tác dụng hết sức to lớn, nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội.
Tính tổng họp từ giai đoạn chuẩn bị đến lúc toàn thắng, tổng khối lượng vật chất, nhân lực hậu phương đã huy động, cung cấp, tiếp tế cho chiến dịch Điện Biên Phủ là rất lớn. Thông qua Hội đồng cung cấp mặt trận, hậu phương đã huy động cho chiến dịch 25.056 tấn gạo, 1.824 tấn thịt và thực phẩm khô. Nhờ đó hậu cần chiến dịch đã tiếp tế cung cấp cho các đơn vị bộ đội và dân công hoạt động tại mặt trận được 16.829 tấn lương thực, 577 tấn thịt, 565 tấn thực phẩm khô. Nhu cầu vũ khí, đạn dược đề ra là 1.500 tấn, hậu phương đã bảo đảm được 1.450 tấn; bộ đội tiêu thụ hết 1.200 tấn, trong đó có 1.000 tấn đạn pháo và cối.
Quân và dân ta đã vận tải ra mặt trận 30.359 tấn hàng các loại, trong đó có 20.239 tấn vật phẩm phục vụ tiền tuyến, bao gồm 16.829 tấn lương thực, 1.350 tấn đạn dược, 1.783 tấn xăng... Đã sử dụng lúc cao nhất là 628 xe ô tô, 21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công và nhiều phương tiện khác như thuyền, ngựa thồ phục vụ vận tải. Trong số trên, riêng tuyến hậu cần chiến dịch đã sử dụng 446 ô tô, 2.500 xe đạp thồ (thành 285.000 ngày công), 35.500 dân công (thành 3.030.000 ngày công) để vận tải, bốc vác, làm kho, sửa đờng, chăm sóc và vận chuyển thương binh. Hậu phương đã đón nhận, cứu chữa 10.l30 thương binh và 4.489 bệnh binh. Ngành bưu điện đặt được 258 km dây điện thoại, bảo đảm thông tin liên lạc giữa hậu phương và tiền tuyến, phục vụ mỗi ngày trên 300 bức điện và lần đàm thoại…
Một trong những lý do Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ vì không thể có được một hậu phương đã hết lòng, hết sức cho mặt trận như quân và dân Việt Nam. Đó là lý do Berard Fall, trong cuốn Le Viet Minh 1945-1960 đã nói về thắng lợi của Việt Nam ở Điện Biên Phủ rằng: Chiến thắng của Việt Minh “Trước hết và trên hết là những chiến thắng về tổ chức tiếp tế”[1].
Xuân Nguyễn
[1] - Fall Bernard: Le Viet Minh 1945-1969, Paris, 1960.