Cuối tháng 12 năm 1972, Hoa Kỳ đã tiến hành chiến dịch Linebacker II, sử dụng máy bay ném bom chiến lược B52 ném bom hủy diệt miền Bắc. Mặc dù mỗi bên có cái nhìn về sự kiện này khác nhau, trước hết là ở những con số, nhưng thất bại của Hoa Kỳ trong chiến dịch này là điều rõ ràng
Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hoa Kỳ đã sử dụng 206 máy bay ném bom chiến lược, trong đó tại sân bay Andersen (Guam) có 53 chiếc B52 D và 99 B42 G, sân bay Utapao (Thái Lan) có 54 chiếc B52 D, tiến hành ném bom Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã của miền Bắc.
Mỗi lần B 52 xuất kích, có hàng trăm máy bay chiến thuật, máy bay trinh sát điện tử hỗ trợ, bảo vệ.
Chiến dịch ném bom diễn ra trong 12 ngày đêm, từ ngày 18/12 đến ngày 29/12/1972, truy nhiên, nhiều người gọi đây là “Cuộc chiến 11 ngày”, bởi Hoa Kỳ không xuất kích trong ngày lễ Noel.
Thống kê của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho rằng, trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, lực lượng phòng không và không quân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 chiếc B-52, 2 chiếc F 111 “cánh cụp cánh xòe” và một số máy bay chiến thuật khác.
Tuy nhiên, một tài liệu tổng kết của không lực Hoa Kỳ cho thấy con số có sự chênh lệch, trong đó tổng số máy bay bị bắn rơi cũng như số pháo đài bay B52 bị bắn rơi là ít hơn.
Sân bay Andersen tại Guam, nơi xuất phát phần lớn các máy bay ném bom chiến lược B52 trong chiến dịch Linebacker II (Ảnh tư liệu)
Thống kê này tính theo từng ngày, giờ, loại máy bay, ký hiệu chuyến bay, mục tiêu đánh phá và nguyên nhân bị bắn rơi, cụ thể như sau:
Ngày |
Loại máy bay |
Ký hiệu chuyến bay |
Mục tiêu đánh phá |
Nguyên nhân thiệt hại |
18/12 |
F 111 A |
Snug 40 |
Đài Phát thanh Hà Nội |
Chưa rõ |
18/12 |
B52 G |
Charcoal 01 |
Khu phức hợp Yên Viên |
Bị bắn bởi SAM 2 |
18/12 |
B52 G |
Peach 02 |
Khu phức hợp Yên Viên |
Bị bắn bởi SAM 2 |
18/12 |
A.7C |
Streetcar 303 |
Iron Land |
Bị bắn bởi SAM 2 |
18/12 |
B52 D |
Rose 01 |
Đài Phát thanh Hà Nội |
Bị bắn bởi SAM 2 |
20/12 |
B 52 D |
Quilt 03 |
Khu phức hợp Yên Viên |
Bị bắn bởi SAM 2 |
20/12 |
B 52 D |
Brass 02 |
Khu phức hợp Yên Viên |
Bị bắn bởi SAM 2 |
20/12 |
B52 G |
Orange 03 |
Khu phức hợp Yên Viên |
Bị bắn bởi SAM 2 |
20/12 |
A.6 A |
Milestone 511 |
Sân Bay Cát Bi |
Bị bắn bởi SAM 2 |
20/12 |
B52 D |
Straw 02 |
Sân bay Gia Lâm |
Bị bắn bởi SAM 2 |
20/12 |
B52 G |
Olive 01 |
Khu phức hợp Kinh No |
Bị bắn bởi SAM 2 |
20/12 |
B52 G |
Tan 3 |
Khu phức hợp Kinh No |
Bị bắn bởi SAM 2 |
21/12 |
A.6A |
Flying Ace 500 |
Trận địa tên lửa SAM 2 |
AAA |
21/12 |
B52 G |
Scarlet 03 |
Khu vực Bạch Mai |
Bị bắn bởi SAM 2 |
21/12 |
B 52 D |
Blue 01 |
Khu vực Bạch Mai |
Bị bắn bởi SAM 2 |
22/12 |
F.111 A |
Jackle 33 |
Cảng Hà Nội |
Chưa rõ |
23/12 |
EB.66C |
Hunt 2 |
Non - combat loss |
Eng Failure |
23/12 |
F4.J |
Photo escort |
AAA |
|
24/12 |
A.7 E |
Batle Cry |
Trận địa tên lửa |
Susp AAA |
26/12 |
B 52 D |
Ebony 02 |
Giáp Nhị |
Bị bắn bởi SAM 2 |
26/12 |
B 52 D |
Ash Ol |
Khu phức hợp Kinh No |
Bị bắn bởi SAM 2 |
27/12 |
F 4 E |
Desoto 03 |
Trận địa tên lửa |
Bị bắn bởi MIG 21 |
27/12 |
F4 E |
Vega 02 |
Sân bay MiG |
Bị bắn bởi MIG 21 |
27/12 |
HH.53 |
Joylly Green |
Cứu hộ |
Bị bắn bởi vũ khí nhỏ |
27/12 |
B52 D |
Ash 02 |
Áp chế tên lửa SAM |
Bị bắn bởi SAM 2 |
27/12 |
B 52 D |
Cobalt 02 |
Truong Quan RR Ya |
Bị bắn bởi SAM 2 |
28/12 |
RA.5C |
Flint River 603 |
Chụp ảnh |
Bị bắn bởi MIG 21 |
(Source: Phụ lục số 5: Report (S-REVW 31 Mar 93), Hq PACAF /OA, Subj: Linebacker II Air Operations Summury (18-29 Dec 72), Mar 73)
Như vậy, theo bản báo cáo này thì không lực Hoa Kỳ đã mất 27 máy bay trong toàn bộ chiến dịch. Tất nhiên đây chỉ là máy bay bị bắn rơi tại chỗ, không tính những máy bay bị bắn hỏng nhưng vẫn về được tàu sân bay và các sân bay tại miền Nam Việt Nam và Thái Lan.
Trong số 27 chiếc máy bay này có 15 chiếc B52, 2 chiếc F 111 A “cánh cụp cánh xòe”, 1 trực thăng và một số máy bay chiến thuật, trinh sát điện tử khác.
Nếu chia ra theo quân binh chủng thì Không quân Mỹ mất 15 B-52, hai F-4, hai F-111, một EB-66 và một trực thăng cứu nạn HH-53, Hải quân Mỹ mất hai A-7, hai A-6, một RA-5, và một F-4.
Cửa kính buồng lái một chiếc B52 bị tên lửa SAM phá hỏng (Ảnh tư liệu)
Tuy nhiên, Giôdep A.Am tơ cho rằng: “Khoảng 33 đến 35 B 52, chở gần 100 phi công Mỹ đã bị bắn rơi trong 12 ngày. Con số chính thức được thừa nhận… chỉ 15 máy bay bị mất hầu như chắc chắn là sai. Tài bắn chính xác mới phát hiện ra của các tay súng Bắc Việt Nam đã làm cho Lầu Năm Góc ngạc nhiên đến mức cuối tháng 12, Bộ tham mưu liên quân đòi chấm dứt ném bom”[1].
Ngày 20/12/1972 là ngày khủng khiếp nhất với không lực Hoa Kỳ khi 6 máy bay B52 bị bắn rơi, chiếm 7 % trong số máy bay B 52 xuất kích trong ngày.
Tác giả Robert O. Harder, một hoa tiêu có nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay B52 D trong bài “Không lực Hoa Kỳ đã trả giá quá cao cho chiến dịch ném bom Giáng sinh năm 1972”, xuất bản ngày 29/12/2020 cho biết: “Trong số 99 máy bay ném bom của ngày thứ ba, bốn chiếc G và hai chiếc D đã bị bắn hạ, một chiếc D khác bị hư hại nghiêm trọng-tỷ lệ tiêu hao 7%, một tỷ lệ hoàn toàn không bền vững. Trận chiến, thực sự là chính cuộc chiến, đột nhiên rơi vào thế cân bằng. Sự kinh hoàng bao trùm lên lãnh đạo của cả SAC tại Omaha và Lực lượng Không quân số 8 tại Andersen”.
Tác giả bài báo cũng cho biết, tổng số có 24 máy bay B52 bị trúng tên lửa SAM 2, trong đó rơi tại chỗ 15 chiếc, hư hỏng nặng 3 chiếc, hư hỏng nhẹ 6 chiếc. Tổng cộng các phi hành đoàn B 52 tiến hành chiến dịch có 45 bị bắt, 33 thiệt mạng và 26 được giải cứu[2].
Bài viết của Walter J. Boyne, Đại tá không quân Hoa Kỳ, xuất bản ngày 1 tháng 11 năm 1997 cho biết:
Ngày thứ nhất, 129 B52 tiến công, phòng không miền Bắc bắn 200 tên lửa SAM 2. Tên lửa thường đươc bắn thành đợt từ 4-6 quả. Có đợt 40 quả được bắn trong một lúc.
Ngày thứ hai, 93 B52 tiến công, phòng không miền Bắc bắn khoảng 180 quả tên lửa.
Ngày thứ ba, 99 B52 tiến công, 6 chiếc bị bắn rơi.
Ngày thứ tư, 30 B52 tham gia ném bom, 2 chiếc bị bắn rơi.
Ngày thứ năm, sáu, bảy, mỗi ngày 30 chiếc B52 tham chiến.
Ngày thứ tám, 78 B52 tiến công Hà Nội, 42 chiếc khác tiến công Hải Phòng, tổng cộng 120 chiếc. Trong ngày này, 2 chiếc B52 bị bắn rơi.
Ba ngày cuối, mỗi ngày có 60 B 52 tham chiến, 2 chiếc bị bắn rơi, trong đó 1 chiếc rơi tại chỗ, 1 chiếc rơi tại Lào.
Tổng cộng, 741 lần máy bay B52 đã tham chiến,1.200 lần máy bay chiến thuật của hải quân và không quân yểm trợ.
Vào cuối đợt tiến công, lực lượng phòng không miền Bắc có dấu hiệu không triển khai kịp vũ khí, chủ yếu do việc nạp nhiên liệu vào tên lửa rất mất thời gian và công sức, do vậy, ngày 29/12, phòng không miền Bắc chỉ có thể sử dụng 23 tên lửa SAM.
“Trong Linebacker II, những chiếc B-52 của SAC đã thực hiện 729 phi vụ trong tổng số 741 phi vụ theo kế hoạch và thả 15.000 tấn bom. Các lực lượng Bắc Việt đã bắn khoảng 1.240 tên lửa SAM. Lực lượng Không quân đã mất 15 máy bay ném bom B-52, với tỷ lệ tổn thất dưới 2%. Trong số 92 thành viên phi hành đoàn B-52 liên quan đến tổn thất, 26 người đã được tìm thấy, 25 người mất tích trong chiến đấu, 33 người trở thành tù binh chiến tranh và 8 người thiệt mạng trong chiến đấu hoặc sau đó chết vì vết thương. Ngoài ra, Mỹ còn mất 2 chiếc F-111A, 3 chiếc F-4, 2 chiếc A-7, 2 chiếc A-6, 1 chiếc EB-66, 1 chiếc HH-53 và 1 chiếc RA-5C”[3].
Như vậy, mặc dù có sự chênh lệch về số liệu, nhưng Hoa Kỳ đã phải chính thức thừa nhận thất bại của chiến dịch ném bom Giáng sinh.
Cũng có người cho rằng chiến dịch ném bom đã thành công vì buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải quay trở lại bàn đám phán Paris.
Tuy nhiên, lập luận đó thiếu sức thuyết phục bởi vì một tháng sau đó, bản Hiệp định Paris được ký với những điều khoản hoàn toàn bất lợi cho sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa, trong đó quan trọng nhất là Quân đội nhân dân Việt Nam không phải rút khỏi miền Nam và không coi giới tuyến quân sự tạm thời là biên giới chính thức, dẫn tới sự sụp đổ của chế độ này hai năm sau đó.
Lê Minh