Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân – bước ngoặt lịch sử và tuyên ngôn hành động

Hi: Ban Biên tp cho biết tính cp thiết ban hành Ngh quyết s 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 ca B Chính tr "v phát trin kinh tế tư nhân"?

Tr li:

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngày 04/5/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW "về phát triển kinh tế tư nhân". Đây là một trong 4 Nghị quyết được coi là "Bộ tứ trụ cột", thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự đột phá về  đổi mới tư duy, hoàn thiện thể chế và thúc đẩy chuyển đổi số, là "bước ngoặt lịch sử" và "tuyên ngôn hành động", là cú hích lịch sử thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng. Việc ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW xuất phát từ những căn cứ sau đây:

Th nht, xut phát t quan đim ca ch nghĩa Mác - Lê nin, tư tưng H Chí Minh, quan đim ca Đng Cng sn Vit Nam v kinh tế tư nhân trong thi k quá đ lên ch nghĩa xã hi.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một nền kinh tế tương đối phức tạp, phong phú, đa dạng về sở hữu và thành phần kinh tế. Trong đó, sự tồn tại của kinh tế tư nhân là một tất yếu khách quan, việc cải tạo thành phần kinh tế này là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản, lâu dài của cả thời kỳ quá độ.

Do hoàn cảnh lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen chưa nói đến kinh tế nhiều thành phần. Tuy nhiên, học thuyết duy vật lịch sử do các ông sáng lập ra đã chứa đựng những cơ sở, luận đề khoa học cho phép đi đến thừa nhận kinh tế nhiều thành phần. Các ông đã khẳng định: Khi quan hệ sản xuất cũ còn tạo dư địa cho lực lượng sản xuất phát triển thì nó không bị mất đi. Ngược lại, quan hệ sản xuất mới sẽ không xuất hiện khi những điều kiện cho sự tồn tại của nó chưa hình thành.

Năm 1921, sau khi Liên Xô vừa ra khỏi cuộc nội chiến, V.I. Lênin đã đưa ra Chính sách kinh tế mới (NEP) nhằm phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin là minh chứng cho sự linh hoạt của nhà nước cách mạng khi cho phép phát triển có kiểm soát kinh tế tư nhân, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, thương mại, đồng thời từng bước xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, coi thương mại là mắt xích quan trọng cần phải nắm giữ trong chính sách khôi phục nền kinh tế đất nước. V.I.Lê nin viết: “Phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc đi qua chủ nghĩa tư bản nhà nước tiến lên chủ nghĩa xã hội… bằng cách khuyến khích lợi ích cá nhân, bằng sự quan tâm thiết thân của cá nhân, bằng cách áp dụng chế độ hạch toán kinh tế”. Thực tiễn phát triển kinh tế Liên Xô  những năm thực thi Chính sách kinh tế mới cho thấy đường lối, chủ trương, sách lược của V.I.Lênin là đúng đắn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định sự tồn tại của các thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau là đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, sự tồn tại của kinh tế tư nhân chính là lực lượng cần thiết của nền kinh tế, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động; bảo đảm lợi ích cá nhân của chủ các doanh nghiệp là động lực quan trọng để họ tìm cách cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ và phát triển sản xuất, đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. “Kinh tế cá nhân của nông dân và thợ thủ công, có tính chất cá thể, tự cấp, tự túc, còn nhiều lạc hậu. Kinh tế tư bản tư nhân. Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế”; “Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức”.

Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 là dấu mốc quan trọng trong việc chuyển đổi tư duy phát triển kinh tế. Đảng đã chính thức thừa nhận sự tồn tại khách quan và cần thiết của nhiều thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định và mở rộng trong các kỳ đại hội sau.

Từ Đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức xác định mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã có bước phát triển quan trọng về nhận thức khi chuyển từ quan điểm “khuyến khích” sang “tạo điều kiện thuận lợi” cho kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng vững chắc; các thành phần kinh tế tư nhân (trong nước và nước ngoài) là những bộ phận hữu cơ, tồn tại lâu dài trong nền kinh tế, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, bình đẳng trước pháp luật.

Đến Đại hội X (tháng 1/2006), lần đầu tiên kinh tế tư nhân được xác định là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, coi nó là động lực quan trọng của tăng trưởng, phát triển, chủ trương tích cực cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hạn chế đầu tư công vào các lĩnh vực cạnh tranh với đầu tư tư nhân. Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân nhấn mạnh: “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội XIII của Đảng (tháng 1/2021) tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế".

Th hai, xut phát t tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân như một động lực chính cho nền kinh tế, bao gồm tỷ lệ đóng góp vào GDP, tạo việc làm và năng suất lao động.

Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Việt Nam hiện có hơn 800.000 doanh nghiệp tư nhân, trong đó 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kinh tế tư nhân đóng góp hơn 50% GDP, 30% nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua thuế, phí và đang có xu hướng tăng lên; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động.

Kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, có khả năng tạo động lực cho nền kinh tế tự chủ và bền vững. Khu vực tư nhân duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10–12%/năm, cao hơn mức bình quân chung của nền kinh tế và vượt trội so với tăng trưởng của các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này xuất phát từ tính linh hoạt và chủ động của khối tư nhân trong quyết định đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh.

Doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả sử dụng nguồn lực lớn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROI) cao hơn doanh nghiệp Nhà nước từ 30–50, Nhiều tập đoàn tư nhân tự huy động hàng tỷ USD đầu tư vào hạ tầng, công nghệ mà không cần dựa vào vốn công. Nhờ vậy, vốn đầu tư của khu vực tư nhân sinh lời hiệu quả và luân chuyển nhanh, tạo thêm nguồn lực cho tái đầu tư.

Kinh tế tư nhân chủ yếu đầu tư trong nước và tạo chuỗi liên kết sản xuất nội địa, góp phần tích cực nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, tăng cường nội lực và tiêu dùng trong nước. Thu nhập tăng đã làm gia tăng chi tiêu tiêu dùng nội địa – một nguồn cầu quan trọng cho tăng trưởng bền vững

Khu vực tư nhân cũng là đầu tàu trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ. Các doanh nghiệp tư nhân không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất lao động (trung bình 6-8%/năm), sẵn sàng đón đầu xu hướng công nghệ mới và mở rộng sang cả thị trường quốc tế. Nhiều tập đoàn tư nhân lớn của nước ta đã vươn ra thị trường quốc tế, góp phần đưa thương hiệu Việt Nam lên bản đồ công nghệ và sản xuất toàn cầu. Hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến từ doanh nghiệp tư nhân, nhất là trong các lĩnh vực chế biến, chế tạo, công nghệ cao và nông sản.

Th ba, xut phát t nhng những bt cp lâu nay v cơ chế, chính sách vi kinh tế tư nhân.

Trước hết là nhận định tiêu cực về đối xử với doanh nghiệp tư nhân so với doanh nghiệp nhà nước và FDI, nhất là trong tiếp cận cơ hội kinh doanh và các nguồn lực (vốn, đất đai, công nghệ, nhân lực). Thủ tục hành chính kéo dài, quy định pháp luật còn chồng chéo, chi phí tuân thủ cao gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp nhỏ. \Khu vực kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với những vấn đề nội tại như quy mô nhỏ, năng lực quản trị hạn chế, vốn và đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) còn yếu. chuyển đổi số còn chậm chạp nên khó nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh quốc tế. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân là các công ty nhỏ và siêu nhỏ, thiếu tiềm lực tài chính và quản trị. Nhiều hộ kinh doanh cá thể chỉ theo “cách kinh doanh truyền thống” và thậm chí “không muốn lớn”.

Th tư, xut phát t nhng mục tiêu định lượng cho sự phát triển của khu vực này đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững và bao trùm của đất nước, cần có sự đột phá về tư duy, nhận thức và hành động nhằm tháo gỡ các rào cản, khai thác tối đa tiềm năng, tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế, phù hợp với không gian địa kinh tế địa chính trị mới của đất nước, có tính tới những biến đổi địa kinh tế địa chính trị, bảo đảm cho kinh tế tư nhân đủ sức phát triển, có khả năng thích ứng, khả năng chống chọi và khả năng cạnh tranh cao.

Mục tiêu đến năm 2030, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp từ 55-58% GDP và giải quyết việc làm cho 84-85% lao độngcó 2 triệu doanh nghiệp, với ít nhất 20 doanh nghiệp đủ tiềm lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tầm nhìn đến năm 2045 là có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp và đóng góp trên 60% GDP. Để đạt mục tiêu, hiện nay là thời điểm không thể chậm trễ hơn để có những chủ trương, giải pháp đột phá; Nhà nước đồng hành, trao quyền cho kinh tế tư nhân bứt phá, là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia" và "lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số".

Tạo dựng niềm tin giữa Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân,tạo động lực quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp cống hiến; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm đầy đủ quyền của doanh nghiệp như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng. Tháo gỡ các nút thắt và hỗ trợ, với loạt chính sách ưu đãi "chưa từng có tiền lệ" để tháo gỡ các "nút thắt" về vốn, đất đai, thuế, pháp lý và nhân lực. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hội nhập, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân vươn mình, mở rộng quy mô, chuyên nghiệp hóa và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân dẫn dắt chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ để phát triển năng lực công nghệ thuộc nhóm đầu khu vực.

Với những đóng góp to lớn, đầu tư và đổi mới, quy mô và tốc độ phát triển vượt trội, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất, nền tảng bền vững cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Để phát huy tối đa tiềm năng của khu vực này, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ các rào cản thể chế, khuyến khích đầu tư và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, nhằm tạo nền tảng cho một nền kinh tế phát triển bền vững và thịnh vượng./.